Tác động từ nguồn lực vô hình và năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu khám phá tác động của nguồn lực vô hình và năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch ở TP. Hồ Chí Minh. Qua lược khảo nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất mô hình kiểm định tác động của nguồn lực vô hình và năng lực động tác động vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nêu trên. Kết quả cho thấy, nguồn lực vô hình, năng lực động và năng lực đổi mới có tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và khẳng định vai trò trung gian của năng lực đổi mới. Kết quả này bổ sung vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu về các nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như nguồn lực vô hình, năng lực động và năng lực đổi mới của các doanh nghiệp du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đặt vấn đề
Bối cảnh cạnh tranh do hội nhập quốc tế và đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến các khối ngành tại Việt Nam, đặc biệt là ngành Du lịch. Làm thế nào để có thể giúp doanh nghiệp (DN) du lịch có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và để đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn là vấn đề được nhiều bên quan tâm.
Theo Mai Diễm Lan Hương (2022) để DN đạt kết quả kinh doanh tốt cần tập trung vào giải pháp: miễn thuế giá trị gia tăng, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững. Ngược lại, Moneva và cộng sự (2020) cho rằng, DN nên tập trung triển khai các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Tóm lại, có nhiều quan điểm trái chiều nhau và chưa có sự thống nhất về các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh, do đó còn có những hạn chế về kết luận tổng quát hoá các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của DN. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ hơn và tăng thêm kết luận về các nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh của DN.
Cơ sở lý thuyết
Quan điểm dựa vào nguồn lực
Hình 1: Mô hình đề xuất

Quan điểm dựa vào nguồn lực khẳng định rằng, nguồn lực thực sự giúp công ty khai thác các cơ hội và vô hiệu hóa các mối đe dọa (David và David, 2017). Lý thuyết quan điểm dựa vào nguồn lực có thể hữu ích trong việc xác định các mục tiêu đa dạng hóa (David và David, 2017). Theo Wojciechowska (2016), vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ là nguồn lực vô hình. Cụ thể:
Vốn nhân lực là sự kết hợp của giáo dục, kiến thức, kỹ năng, thái độ, bí quyết và sự nhanh nhạy về trí tuệ (Khalique và cộng sự, 2020).
Vốn cấu trúc được thể hiện qua các hoạt động, quy trình làm việc, văn hóa làm việc, bầu không khí và phản ứng thị trường nhanh chóng của một công ty (Aljuboori và cộng sự, 2022).
Vốn quan hệ là sự cam kết, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau trong quá trình tương tác giữa các đối tác trong một tổ chức (Ali và cộng sự, 2021).
Sau cùng, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ đều có tác động vào năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh (Khan và cộng sự, 2019; Hernández và cộng sự, 2019). Do đó tác giả đề xuất:
- Vốn nhân lực vừa tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới vừa tác động vào kết quả kinh doanh của các DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
- Vốn cấu trúc vừa tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới vừa tác động vào kết quả kinh doanh của các DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
- Vốn quan hệ vừa tác động trực tiếp vào năng lực đổi mới vừa tác động vào kết quả kinh doanh của các DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
Lý thuyết năng lực động
Năng lực động là năng lực của một tổ chức thể hiện qua việc tạo, mở rộng hoặc sửa đổi nguồn lực của tổ chức một cách có chủ đích và năng lực động có nhiều dạng (Helfat và cộng sự, 2007). Theo đó, định hướng thị trường và quản trị quan hệ khách hàng được xác nhận là năng lực động. Cụ thể;
Định hướng thị trường là việc vận dụng tất cả các hoạt động và chức năng của tổ chức nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng (Mahrous và Genedy, 2019).
Quản trị quan hệ khách hàng: Navarro và cộng sự (2020) cho rằng, quản trị quan hệ khách hàng là sự tích hợp các quy trình, nguồn nhân lực và công nghệ nhằm hiểu biết rõ về khách hàng của công ty.
Sau cùng, định hướng thị trường và quản trị quan hệ khách hàng được chứng minh là có tác động vào năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh (Bamfo và Kraa, 2019; Chen và Wu, 2014). Căn cứ vào đó tác giả đề xuất:
- Định hướng thị trường vừa tác động vào năng lực đổi mới và vừa tác động vào kết quả kinh doanh của các DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
- Quản trị quan hệ khách hàng của các DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
Mối quan hệ giữa nguồn lực vô hình, năng lực động, năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh
Quan điểm dựa vào nguồn lực đã làm nổi bật tầm quan trọng của các nguồn lực bên trong của DN; nguồn lực bên trong giúp DN xây dựng chiến lược và đạt được kết quả (performance) vượt trội (Brahim và Arab, 2011). Hơn nữa, môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp do đó các DN cần phải liên tục tìm ra các chiến lược và nguồn lực mới để tạo điều kiện cho các DN đổi mới và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cũng như kết quả (performance) vượt trội (Khan và cộng sự, 2020).
Bên cạnh đó, quan điểm dựa trên nguồn lực tập trung vào việc công ty sử dụng các nguồn lực và năng lực để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu suất (performance) cao hơn (Fatoki, 2021). Quan trọng hơn, Breznik và Hisrich (2014) xác nhận rằng năng lực đổi mới là một năng lực động. Vì vậy, năng lực đổi mới có thể được xem là năng lực động.
Thêm nữa, năng lực đổi mới của công ty là một tài sản chiến lược quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững có khả năng tạo ra hiệu suất (performace) cao hơn (Ilmudeen và cộng sự, 2021).
Tổng hợp lại các nội dung đã trình bày và các đề xuất nêu trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H1: Nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ) có tác động thuận chiều tích cực vào kết quả kinh doanh của DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
H2: Nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ) có tác động thuận chiều tích cực vào năng lực đổi mới của DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
H3: Năng lực động (định hướng thị trường và quản trị quan hệ khách hàng) có tác động thuận chiều tích cực vào kết quả kinh doanh của DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
H4: Năng lực động (định hướng thị trường và quản trị quan hệ khách hàng) có tác động thuận chiều tích cực vào năng lực đổi mới của DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
H5: Năng lực đổi mới tác động thuận chiều tích cực vào kết quả kinh doanh của DN du lịch ở TP. Hồ Chí Minh.
H6: Nguồn lực vô hình tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới.
H7: Năng lực động tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới.
Cách thức phân tích dữ liệu
Nghiên cứu kết hợp vừa phân tích nhân tố khẳng định (CFA) vừa phân tích mô hình SEM để kiểm định 5 giả thuyết đã đề xuất và kết quả phân tích mô hình SEM đều chấp nhận 5 giả thuyết và tất cả giả thuyết đều có ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Từng biến có hệ số tải phải đạt trên 0,5 để có hiệu lực thích hợp và 0,7 để đạt được độ chính xác do giá trị hội tụ. Hơn nữa, những chỉ số phương sai trung bình trích xuất (AVE) của từng nhân tố phải lớn hơn 0,5 để đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ.
Bảng 1 trình bày chi tiết mỗi cấu trúc với Cronbach's Alpha, Độ tin cậy tổng hợp (CR) và AVE và ghi nhận tất cả các cấu trúc là hoàn toàn chính xác, với các giá trị Cronbach Alpha lớn hơn 0,7, CR lớn hơn 0,7 (Nunnally và Bernstein, 1994), và AVE lớn hơn đáng kể 0,5. (Fornell và Larcker, 1981). Kết quả phân tích CFA được cho là phù hợp khi đáp ứng các điều kiện: CMIN / DF = 3, TLI => .90, CFI => .90, GFI => 0.90 và RMSEA < 0,08. (Hair và cộng sự, 2014). Theo đó, mô hình đạt được sự phù hợp với mô hình tốt với các chỉ số sau: CMIN /DF = 1.206; TLI = 0.989; CFI = 0.991; GFI = 0.949 và RMSEA = 0.020; do đó, phân tích nhân tố khẳng định CFA hoàn toàn phù hợp và đạt yêu cầu.
Bảng 1: Tính chính xác cấu trúc (construct validity) |
||||||||||||
AL-PHA |
CR |
AVE |
MSV |
Max |
||||||||
R(H) |
HC |
SC |
RC |
MO |
CRM |
BP |
IC |
|||||
HC |
0.864 |
0.865 |
0.616 |
0.464 |
0.867 |
0.785 |
||||||
SC |
0.863 |
0.864 |
0.614 |
0.415 |
0.867 |
0.644 |
0.784 |
|||||
RC |
0.857 |
0.859 |
0.671 |
0.464 |
0.863 |
0.681 |
0.597 |
0.819 |
||||
MO |
0.879 |
0.880 |
0.646 |
0.396 |
0.881 |
0.047 |
0.012 |
0.015 |
0.804 |
|||
CRM |
0.868 |
0.869 |
0.624 |
0.396 |
0.874 |
0.060 |
0.074 |
0.097 |
0.630 |
0.790 |
||
BP |
0.833 |
0.834 |
0.503 |
0.140 |
0.840 |
0.148 |
0.165 |
0.136 |
0.307 |
0.351 |
0.709 |
|
IC |
0.814 |
0.816 |
0.527 |
0.140 |
0.825 |
0.160 |
0.088 |
0.079 |
0.347 |
0.314 |
0.375 |
0.726 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Bảng 2: Tính chính xác của cấu trúc bậc 2 mô hình SEM |
||||||||
CR |
AVE |
MSV |
MaxR(H) |
BP |
IC |
IR |
DC |
|
BP |
0.834 |
0.503 |
0.171 |
0.840 |
0.709 |
|||
IC |
0.816 |
0.527 |
0.174 |
0.825 |
0.374 |
0.726 |
||
IR |
0.844 |
0.644 |
0.034 |
0.854 |
0.184 |
0.143 |
0.802 |
|
DC |
0.773 |
0.630 |
0.174 |
0.773 |
0.414 |
0.417 |
0.034 |
0.793 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
Kiểm định mô hình
Qua kết quả cho thấy, hệ số đường dẫn (path coefficients) của nguồn lực vô hình (β = 0,192; p = 0.003) tác động vào kết quả kinh doanh (H1); nguồn lực vô hình (β = 0,205; p = 0,003) tác động vào năng lực đổi mới (H2); năng lực động (β = 0,335; p = 0,000) tác động vào kết quả kinh doanh (H3); năng lực động (β = 0,539; p = 0,000) tác động vào năng lực đổi mới (H4); năng lực đổi mới (β = 0,243 ; p = 0,000) tác động vào kết quả kinh doanh (H5); năng lực động (β = 0,131; p = 0,000) tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh (H6); nguồn lực vô hình (β = 0,050; p = 0,002) tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh (H7). Qua đó cho thấy, tất cả giả thuyết đề xuất H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đều được chấp nhận (Hình 2).
Hình 2: Kết quả kiểm định mô hình

Thảo luận
Lý thuyết dựa vào nguồn lực và năng lực động được áp dụng làm nền tảng chính cho nghiên cứu để khám phá tác động của các thành phần thuộc nguồn lực vô hình và các thành phần thuộc năng lực động và năng lực đổi mới đối với kết quả kinh doanh của các DN du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Qua đó, các tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về kết quả kinh doanh của DN du lịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Mô hình đề xuất nghiên cứu gồm nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ) và năng lực động (định hướng thị trường và quản trị quan hệ khách hàng) và năng lực đổi mới, kết quả kinh doanh của DN du lịch. Căn cứ vào mô hình các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng ngay sau đó. Kết quả cho thấy, tất cả các giả thuyết đều phù hợp với mô hình.
Hàm ý quản trị
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh các DN du lịch tại TP. Hồ Chí Minh gồm:
Một là, nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ) có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh. Vì vậy, các nhà quản trị nên đầu tư và phát triển vốn nhân lực cụ thể năng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho nhân viên. Về vốn cấu trúc, nên cải thiện quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản hoá; về vốn quan hệ, nên duy trì tốt mối quan hệ với nhân viên, đối tác, cộng sự, cơ quan hữu quan trong hệ thống tương tác của DN.
Hai là, năng lực động (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng) có có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh. Do đó, cần định hướng rõ ràng về nhu cầu khách hàng, định hướng rõ đối thủ cạnh tranh và định hướng rõ về những rủi ro có thể phát sinh trong môi trường cạnh tranh. Ngoài ra, cần duy trì việc chăm sóc, giải đáp thắc mắc của khách hàng thường xuyên và luôn xem khách hàng là tài sản của DN và cũng nên tạo dựng các kênh tương tác thuận tiện cho khách hàng dễ liên lạc với DN.
Ba là, năng lực đổi mới có tác động vào kết quả kinh doanh, do đó các nhà quản trị cần xem xét nhu cầu thị trường để từ đó đổi mới sản phẩm/dịch vụ, đổi mới cách thức tiếp thị, đổi mới phương thức chăm sóc khách hàng và cuối cùng đối với những quy trình, thủ tục và các công việc nào chưa hoàn thiện thì cũng cần nên tập trung đổi mới hoặc sáng tạo ra những cách thức mới giúp cho DN du lịch kinh doanh được thuận lợi và đạt kết quả kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
- Moneva, J. M., Priego, M. J. B., & Ortas, E. (2020). Corporate social responsibility and organisational performance in the tourism sector. Journal of Sustainable Tourism, 28(6), 853–872;
- Wojciechowska, M. (2016). Intangible Organizational Resources. Palgrave Macmillan.
- Khalique, M., Hina, K., Ramayah, T., & Shaari, J. A. N. bin. (2020). Intellectual capital in tourism SMEs in Azad Jammu and Kashmir, Pakistan. Journal of Intellectual Capital, 21(3), 333–355;
- Aljuboori, Z. M., Singh, H., Haddad, H., Ramahi, N. M. A, & Ali, M. A. (2022). Intellectual Capital and Firm Performance Correlation : The Mediation Role of Innovation Capability in Malaysian Manufacturing SMEs Perspective. Sustainability, 14, 1–27;
- Ali, M. A., Hussin, N., Haddad, H., Araj, R. A, & Abed, I. A. (2021). A multidimensional view of intellectual capital: The impact on innovation performance. Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity, 7(4), 1–25;
- Khan, N. U., Li, S., Khan, S. Z., & Anwar, M. (2019). Entrepreneurial orientation, intellectual capital, IT capability, and performance. Human Systems Management, 38, 297–312;
- Hernández, C. A. J., Osuna, B. A. L., Ochoa, Y. J. D., & Apodaca, M. del R. M. (2019). Organizational performance in tourism Influence of intellectual capital on companies in Mexico. Revista Interamericana de Ambiente y Turismo, 15(1), 72–81;
- David, F. r., & David, F. r. (2017). Strategic Management: a competitive advantage approach, concepts and cases. Pearson Education Limited;
- Helfat, C. E., Finkelstein, S., Mitchell, W., Peteraf, M. A., Singh, H., Teece, D. J., & Winter, S. G. (2007). Dynamic capabilities: understanding strategic change in organizations. Blackwell Publishing;
- Mahrous, A. A., & Genedy, M. A. (2019). The relationship among intra-organizational environment, entrepreneurial orientation, market orientation and organizational performance. Journal of Entrepreneurship in Emerging Economie, 11(1), 2–21.