Ngày 25/3 là thời điểm chương trình miễn/giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ lần thứ 2 trong năm 2020 của các ngân hàng chính thức có hiệu lực theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Các thương hiệu thời trang như Supreme, Nike, Urban Outfitters... đóng cửa tạm thời sau thông báo khẩn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Covid-19. Nhiều nhà bán lẻ khác cũng ra quyết định đóng cửa trong bối cảnh Covid-19 bùng phát.
Áp dụng công nghệ bán hàng trực tuyến, giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán… là những giải pháp mà doanh nghiệp bất động sản TP. Hồ Chí Minh đưa ra để đối đối phó với dịch Covid -19.
Trước lo ngại về dịch bệnh có thể lây lan, nhiều người dân đã chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến, thanh toán online thay vì phải đến trực tiếp các cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi, người mua hàng gặp phải không ít cảnh "dở khóc, dở cười" khi mua phải hàng kém chất lượng, thậm chí còn có cả những mặt hàng để chống dịch.
Sự phát triển các trang web bán hàng trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ kết hợp kinh doanh online, các sàn thương mại điện tử… đã tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn đối với nhân viên bán hàng online, marketing trực tuyến.
Nếu trước đây thương mại quốc tế chỉ dành cho những doanh nghiệp (DN) lớn thì nay với thương mại điện tử (TMĐT), cả những DN nhỏ cũng có thể đưa hàng hóa ra thế giới. Tuy nhiên, để tận dụng thành công , phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng của chính các DN.
Mặc dù nền kinh tế và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chững lại, Trung Quốc dự kiến vẫn vượt qua Mỹ, trở thành nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới trong năm nay.
Việc hợp tác với trang thương mại điện tử toàn cầu Amazon.com được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ Việt Nam thời gian tới. Bên cạnh đó, những cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng mang lại những cơ hội lớn đan xen với các thách thức không nhỏ.