Một số tên tuổi bán lẻ nổi tiếng nước Anh đang kêu gọi Chính phủ khởi động kế hoạch “mua sắm cứu trợ” nhằm hỗ trợ các cửa hàng cho đợt mở cửa trở lại từ ngày 12/4/2021 vừa qua.
Gần 42% doanh nghiệp ngành bán lẻ chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19; 50% doanh nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng vừa phải và hơn 8% doanh nghiệp bị tác động ít, không đáng kể.
Mô hình tạp hóa truyền thống, nơi nắm giữ tới 70% thị phần của thị trường bán lẻ đang từng bước rũ bỏ hình ảnh cũ kĩ, khoác lên mình “tấm áo” công nghệ mới. Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ bởi thế đang rẽ lối sang một hướng khác, triển vọng hơn rất nhiều, nhờ bước đi của những doanh nghiệp dám tiên phong, dám đầu tư và có tầm nhìn mới để thay đổi những rào cản cũ.
Trong những năm gần đây, trước sự bùng nổ của công nghệ số, hoạt động thương mại điện tử đã và đang làm thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng. Kết quả điều tra của trang wearesocial thực hiện trong tháng 1/2020 cho thấy, gần 75% người dùng có thói quen mua sản phẩm qua ứng dụng trực tuyến. Kết quả này cho thấy, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển qua mua bán sản phẩm qua ứng dụng trực tuyến. Tuy nhiên, cần phải nhìn thực tế rằng, tại Việt Nam, xu thế mua bán trực tuyến chưa thể lấn át và thay thế hoàn toàn kênh bán hàng trực tiếp. Trong thời gian tới, sự kết hợp tốt bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp nhỏ mở rộng và phát triển bền vững.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là phù hợp với xu hướng tất yếu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trong khu vực, trên thế giới nói chung và của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn nhờ đó giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố đã mở cửa trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%.
Bộ Công Thương dự kiến tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa loại trừ yếu tố giá sẽ đạt khoảng từ 9-9,5%/năm.
Sự trở lại của dịch Covid-19 tưởng như sẽ lại khiến khẩu trang bị “thổi giá” và dân kinh doanh có thể kiếm bộn tiền, nhưng sự thật lại khiến nhiều người “ngã ngửa”!