Năm 2022, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, sử dụng công nghệ, chuyển đổi số, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và các chủ thể tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong tình hình mới.
Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách ưu việt, người lao động nên tham gia để được hưởng nhiều quyền lợi, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang gây tác động xấu tới thị trường việc làm.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội. Còn mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp.
Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi BHXH được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH; Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi BHTN được trích từ Quỹ BHTN.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam quản lý Quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) an toàn, bền vững và hiệu quả, vừa bảo đảm quyền lợi cho người lao động, vừa đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của Ngành.
Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, mặc dù số người tham gia BHXH trong những tháng cuối năm 2021 có xu hướng tăng trở lại so với các tháng đầu năm, nhưng so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra vẫn ở mức thấp. Chính vì vậy, trong những ngày còn lại của năm 2021, toàn ngành BHXH Việt Nam lập kịch bản thích ứng linh hoạt với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 để nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao.
Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, năm 2021, các khoản thu nhập của người lao động không được tính đóng BHXH bắt buộc cũng đồng thời không được tính đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Thời gian qua, nhiều đầu số lừa đảo nhắn tin tới người lao động thông báo việc nhận trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet cần thông báo đến các thuê bao về các kênh thông tin chính thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để người dân được biết, tránh bị lừa chiếm đoạt tiền trên tài khoản.