Theo chuyên gia, cần thận trọng với chính sách tiền tệ trong thời gian này, dù tín dụng có vai trò nhất định đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng ảnh hưởng của tín dụng đối với lạm phát còn lớn hơn.
Với trình độ phát triển hiện tại, hệ thống tổ chức tín dụng và doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, con người, công nghệ và năng lực quản trị.
Các siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới đang áp dụng các cách tiếp cận đối cực trong bản đồ đường lối chính sách của họ, với những lo ngại tương phản về lạm phát và nới lỏng tiền tệ.
Trong cuộc họp báo thông tin định hướng chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định dù chịu áp lực, vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều hành.
Theo đánh giá mới nhất trong Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” vừa được Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố, Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam, đồng thời đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sáng ngày 11/5, ngay sau Lễ khai mạc Phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2022.
Tỷ giá đồng Rúp của Nga so với USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Đồng Rúp phục hồi trong bối cảnh được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn từ Nga.
Thời gian gần đây, đã có ý kiến cho rằng, trong năm 2022 áp lực lạm phát tại Việt Nam khá lớn và nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trong năm nay ở mức dưới 4% như Quốc hội đề ra gặp rất nhiều khó khăn; Đề xuất Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, do cầu tiêu dùng còn yếu, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp, bất chấp giá xăng dầu và một số nguyên vật liệu có thể gia tăng. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước chưa cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong năm 2021, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng về cơ bản đồng USD có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác nhờ triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Cùng với diễn biến phức tạp và tác động của đại dịch đến kinh tế các nước, thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường. Do đó, Việt Nam cần thực hiện linh hoạt các công cụ chính sách vĩ mô, nhất là chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và các cân đối về thương mại, đầu tư... góp phần thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.