ECB chuyển hướng chính sách, mở ra khả năng tăng lãi suất trong 2022

ECB chuyển hướng chính sách, mở ra khả năng tăng lãi suất trong 2022

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cuối cùng đã thừa nhận rủi ro lạm phát gia tăng và thậm chí đã mở ra khả năng cho việc tăng lãi suất trong năm nay, đánh dấu một sự thay đổi chính sách đáng chú ý đối với một trong những ngân hàng trung ương ôn hòa nhất thế giới.
Chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện tại Singapore, Philippines và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện tại Singapore, Philippines và kinh nghiệm cho Việt Nam

Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008 và Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 13/6/2014, là cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Tuy nhiên, nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế tự nguyện nói riêng, Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế, chính sách của một số nước trên thế giới. Bài viết này đánh giá khung pháp lý về bảo hiểm y tế tự nguyện tại Singapore, Philippines và đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam

Chuyển đổi số đang được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có dịch vụ ngân hàng. Những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tư mở rộng các dịch vụ bằng cách tích cực ứng dụng các công nghệ điện tử nhằm đơn giản hóa quy trình phục vụ khách hàng. Sự phát triển của các công ty Fintech cũng góp phần khuyến khích các ngân hàng truyền thống cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, bên những kết quả tích cực, chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Đánh giá thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay, bài viết kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy xu thế này phát triển.
Năm 2022, thị trường chứng khoán vẫn rất hấp dẫn nhà đầu tư

Năm 2022, thị trường chứng khoán vẫn rất hấp dẫn nhà đầu tư

Ông Nhữ Đình Hòa, Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận năm 2022, thị trường chứng khoán vẫn đang cho thấy rất hấp dẫn, kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế lớn, thông qua chính sách tài khóa – đẩy mạnh đầu tư công. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số giúp đem lại những thành công ngoài mong đợi cho ngành kinh doanh tài chính.
Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Năm 2021, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa chống phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt trong quản lý, điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Năm 2022, Trung Quốc giảm lãi suất để giữ đà tăng trưởng

Năm 2022, Trung Quốc giảm lãi suất để giữ đà tăng trưởng

Trung Quốc gần đây liên tục nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua hạ lãi suất bất chấp rủi ro tiềm tàng về lạm phát và gánh nặng nợ phình to. Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhận định, đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm duy trì đà tăng trưởng trong năm nay.