Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng có lợi thế phát triển logistics, do đó, những năm gần đây hệ thống logistic của vùng được quan tâm phát triển. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng logistics nói chung và cơ sở hạ tầng kho bãi tại khu vực miền Trung nói riêng đã có nhiều cải thiện cả về số lượng và chất lượng, số doanh nghiệp cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ kho bãi logistics. Tuy nhiên, hệ thống logistics tại đây vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ doanh nghiệp logistic còn thấp, chất lượng kho bãi còn kém và lạc hậu. Trên cơ sở phân tích thực trạng của kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung.
Tài chính hỗ trợ phát triển kinh tế đặc thù cho khu vực thành thị

Tài chính hỗ trợ phát triển kinh tế đặc thù cho khu vực thành thị

Nghiên cứu thực hiện dựa trên các tài liệu thứ cấp liên quan đến kinh nghiệm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững khu vực thành thị ở Mỹ nhằm tìm ra các vấn đề trọng yếu để có cơ chế đặc thù cho khu vực thành thị tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, có ba vấn đề cần định hướng gồm: Tăng trưởng đô thị nhỏ gọn; Cơ sở hạ tầng kết nối; Quản trị phối hợp. Trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị, các rào cản có thể gặp phải là thể chế và thị trường. Chính vì vậy, việc xác định nguồn tài chính để hỗ trợ phát triển kinh tế đặc thù cho khu vực thành thị là rất cần thiết.
Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Tại Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển giao thông đường bộ là rất lớn trong khi nguồn lực thì có hạn. Do đó, để thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 cần có những chính sách mang tính đột phá. Bài viết nghiên cứu, hệ thống hoá những nhóm yếu tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, qua đó đề xuất giải pháp gia tăng hiệu quả huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nước ta hiện nay.
Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Bộ

Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Bộ

Bài viết đánh giá tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tốgồm: Độ mở kinh tế (OP); Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (IF); Tỷ lệ đô thị hóa (UR); Lực lượng lao động (LAF); Tổng chi tiêu công (PE); Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Tổng thu ngân sách nhà nước (TBR)... đều ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, trong đó 2 biến OP đạt kết quả âm nên ảnh hưởng ngược hướng với tăng trưởng kinh tế và những nhân tố khác có kết quả dương lại ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Yếu tố Lạm phát (INF) không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế do có giá trị P-Value là 0.953 > 0.05. Trên cơ sởđó, tác giảđề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam Bộ.
Hiệu quả đầu tư công ở một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam

Hiệu quả đầu tư công ở một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam

Hoạt động đầu tư công nói chung và nâng cao hiệu quả đầu tư công nói riêng đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của tất cả các quốc gia. Với ý nghĩa như vậy, việc nâng cao hiệu quả đầu tư công luôn là vấn đề được coi trọng và chịu sự giám sát từ nhiều phía. Việc nghiên cứu hiệu quả đầu tư công của một số quốc gia trong khu vực châu Á có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần gợi mở cho Việt Nam nhiều bài học hữu ích nhằm cải thiện vấn đề này trong thời gian tới.
Mong muốn các nước lớn tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, tôn trọng luật pháp quốc tế

Mong muốn các nước lớn tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, tôn trọng luật pháp quốc tế

Tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn các nước lớn, những đối tác của ASEAN, có thể đưa quan hệ đi vào ổn định, cạnh tranh lành mạnh và có trách nhiệm, đồng thời tham gia đóng góp cho khu vực trên tinh thần minh bạch, xây dựng, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, tham vấn đầy đủ với ASEAN, tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp cho hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu hạn chế hoạt động của xe máy

Nghiên cứu hạn chế hoạt động của xe máy

TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.