Thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng 28/10, ông Trần Văn Tuấn (Phó đoàn Bắc Giang) lo ngại nguồn cung nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng.
Vấn đề nhà ở luôn là mối quan tâm của đại đa số người lao động, đặc biệt đối với các công nhân làm việc tại các thành phố lớn thì điều này càng cần thiết. Hai năm dịch COVID-19 vừa, cuộc sống của người lao động thêm nặng gánh, họ đang mong mỏi từng ngày để có chỗ ở ổn định.
“Các bộ, ngành, địa phương rà soát các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, có kế hoạch xử lý, giải quyết kịp thời, hiệu quả, dứt điểm” là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp, chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, diễn ra vào cuối tuần qua.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị định số 19/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/02/2022 quy định về biện pháp thi hành chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định nói trên là quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành.
Đây là một trong những nội dung quan trọng quy định rõ tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Chính phủ giao Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 614 ngàn công nhân lao động (CNLĐ) và số CNLĐ có nhu cầu về nhà ở rất lớn. Gần 10 năm qua, rất ít dự án nhà ở công nhân (NƠCN) được xây dựng. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, đây là “món nợ” rất lớn mà Đồng Nai phải trả cho công nhân trong 5 năm tới.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có 575 khu công nghiệp tại 61 tỉnh, thành phố, thu hút hàng triệu lao động. Tuy nhiên hầu hết các khu công nghiệp chủ yếu tập trung xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chú trọng lợi ích kinh tế chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều công nhân, lao động (CNLĐ) phải tạm nghỉ, mất việc làm. Do vậy, tỉnh Long An luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo CNLĐ, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn; đồng thời, nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) “mở cửa” hoạt động trở lại. Qua đó, nhiều CNLĐ an tâm ở lại địa phương và cùng DN từng bước phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thời gian qua, ở Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có 05 gia đình đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được hỗ trợ số tiền gần 400 triệu đồng. Trong đó, mỗi gia đình công nhân nghèo đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ xây dựng nhà ở được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hỗ trợ 60 triệu đồng và EVNNPC hỗ trợ 30 triệu đồng.