Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP, Chính phủ quyết định bổ sung thêm Malaysia, Chile và Brunei được áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2022- 2027.
Trong khuôn khổ Năm hữu nghị Việt Nam-Vương quốc Anh 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp vùng Scotland (thuộc Anh) và Hiệp hội Whisky Scotland vừa tổ chức sự kiện Kết nối Việt Nam-Scotland. Sự kiện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và vùng Scotland, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo, giáo dục và du lịch, đồng thời quảng bá văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Scotland.
Năm 2022 đánh dấu bước phát triển mới của ngành hàng lúa gạo Việt Nam khi gạo mang thương hiệu riêng "Cơm Việt Nam Rice" được xuất khẩu sang châu Âu và bày bán tại siêu thị hàng đầu nước Pháp; gạo thương hiệu A An chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản… Cùng đó, gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các khu vực thị trường chất lượng với giá bán cao.
Để thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu bền vững, tránh bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp phải có những thích ứng phù hợp với bối cảnh mới.
Hơn 3 năm qua, hàng Việt Nam được đánh giá tận dụng tốt Hiệp định CPTPP, tuy nhiên lợi thế về thuế quan có thể mất đi khi các nước trong khu vực hay Trung Quốc tham gia FTA với CPTPP. Do vậy, các doanh nghiệp Việt cần phải chuẩn bị những điều kiện để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Bộ trưởng Chính sách Kinh tế và Tài khóa Nhật Bản Daishiro Yamagiwa cho biết, các thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể đồng ý cho phép Anh gia nhập CPTPP trong năm nay.
Ngành Dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.
Trong khi xuất khẩu cá tra sang các thị trường truyền thống chững lại thì diễn biến tại các nước thuộc khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lại rất tích cực, tăng trưởng ở mức 3 con số.