Từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng 90% lao động làm nông nghiệp, sau 35 năm đổi mới và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được một số thành tựu quan trọng như: Kinh tế liên tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát được kiểm soát trong giới hạn cho phép... Đóng góp vào những thành tựu này là nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để tận dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng của xã hội. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển kinh tế ổn định, bền vững trong giai đoạn tới.
Sau điều chỉnh quy hoạch, Khu kinh tế (KKT) Vân Phong hứa hẹn sẽ thu hút hàng chục tỷ USD từ nước ngoài. Khánh Hòa đặt mục tiêu thu hút vốn đăng ký đầu tư mới vào KKT Vân Phong tối thiểu đạt 150.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025.
Việc thẩm định tính khả thi tài chính là một tiêu chí quan trọng trong việc huy động tài trợ của các bên liên quan góp vốn vào dự án đầu tư, song việc nghiên cứu rủi ro thanh khoản là một khoảng trống nghiên cứu của lý thuyết đầu tư. Từ thực tiễn đó, bài viết tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản trong các dự án đầu tư giúp hoàn thiện khoảng trống nghiên cứu về chi phí sử dụng vốn bình quân và đòn bẩy tài chính trong lý thuyết đầu tư, góp phần tăng bền vững trong việc thẩm định nguồn tài trợ một cách tối ưu cho dự án đầu tư.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 8/2021đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8/2021 ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA - Bộ Công Thương), vừa có lưu ý về việc người dân phải cẩn trọng trước khi ký hợp đồng giao kết vay tiêu dùng.
Chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris đã thể hiện rất rõ việc Mỹ coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. Trong Đông Nam Á, Mỹ đặc biệt quan tâm đến quan hệ với Singapore - một quốc gia đồng minh lâu đời, cũng như Việt Nam - đối tác quan trọng tại khu vực này.
Trong bối cảnh Việt Nam tích cực huy động vốn để duy trì các hoạt động kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, IFC, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc đã hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục đích nhằm cải thiện hoạt động của thị trường chứng khoán để thu hút nhà đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, giúp phát triển kinh tế bền vững.