Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp đã chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, lao động, việc làm và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bối cảnh đó đặt ra nhiều thách thức đối với ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội năm 2022 và các năm tiếp theo. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình mới.
Sáng ngày 28/4, tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics", Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021. Trong đó nổi bật là thống kê kết quả xuất nhập khẩu của những tỉnh Top đầu và các địa phương nằm ở vị trí “cuối bảng” của cả nước.
Tại buổi Tọa đàm tham vấn ý kiến quốc tế về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 27/4, ông Christophe Lemiere - Quản lý Chương trình Phát triển Con người tại Việt Nam cho rằng, để tăng số người tham gia vào hệ thống BHXH tại Việt Nam thì Luật BHXH (sửa đổi) cần mở rộng nhóm tham gia BHXH bắt buộc đến tất cả người lao động làm công (khu vực công, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh).
Thời gian gần đây, tình trạng một số doanh nghiệp (DN) có hành vi khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, xuất xứ; nhập khẩu hàng không đúng với khai hải quan về chủng loại, số lượng, trị giá..., để trốn thuế đối với một số mặt hàng như thép, động cơ. Để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các đơn vị siết chặt hơn nữa việc thanh tra, kiểm soát việc kê khai hải quan của các DN.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chế xuất (DNCX) đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để hưởng chính sách ưu đãi thuế quan, thời gian qua, cơ quan Hải quan đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đốc thúc DN thực hiện đúng quy định pháp luật.
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội. Thực tế cho thấy, không thể có sản phẩm công nghệ cao, mang thương hiệu nếu không tôn trọng và thực thi nghiêm túc các hoạt động SHTT.
Để được chào bán trái phiếu ra công chúng, các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019 và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hướng đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hóa đơn giấy và phủ sóng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đến 100% các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trên cả nước chậm nhất vào ngày 30/06/2022, các địa phương đã thể hiện rõ sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các ban, ngành. Đây sẽ là cơ sở vững chắc, đảm bảo cho sự thành công của công cuộc phủ sóng HĐĐT trên toàn quốc.
Tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.