Theo số liệu của ASEAN, năm 2021, EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) của ASEAN với tổng giá trị thương mại hai chiều đạt 268,9 tỷ USD.
Trong những năm qua, Đức luôn là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2021, Đức là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong khối EU với kim ngạch đạt 641,15 triệu USD, tăng mạnh 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam và Đức có nền tảng quan hệ thương mại thực chất, bền chặt và hiệu quả với nhiều dư địa và cơ hội để phát triển kinh tế song phương nhưng để biến những cơ hội, tiềm năng nói trên thành hiện thực, các doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu đầy đủ các nội dung cam kết của Việt Nam và Đức trong EVFTA.
Trong khối Liên minh châu Âu (EU), Hà Lan là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất để hàng Việt xuất khẩu sang EU.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ vừa công bố Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ", trong đó nêu rõ, không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho thấy Việt Nam thao túng tiền tệ theo quy định của Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.
Trung Quốc thông báo áp thuế chống bán phá giá tạm thời với rượu vang Australia từ ngày 28/11/2020. Động thái này có thể khiến căng thẳng thương mại và ngoại giao giữa Bắc Kinh và Canberra leo thang.
Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường lớn nhất và là đối tác thương mại đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt trên 100 tỷ USD và thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, những diễn biến trong thời gian gần đây như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, dịch bệnh Covid-19… đang ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của hai nước.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, qua 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%. Trong 6 tháng đầu năm xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD.
Trao đổi với Báo Diễn đàn doanh nghiệp, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho biết, dù tỷ giá USD/VND khá ổn định trong năm 2019, nhưng sẽ chịu sức ép lớn hơn trong năm 2020.