Chiều 15/6, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT, áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.
Có những khi, cơ thể của chúng ta trở nên mệt mỏi và cảm thấy không có động lực để hoạt động. Để chống lại sự uể oải này, nhiều người thường chọn các loại đồ ăn nhẹ có đường như sô cô la, kẹo ngọt, bánh quy… để nạp năng lượng. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp được đăng trên tờ Neuroscience & Biobehavioral Reviews cho thấy những thực phẩm ngọt thực sự không thể giúp ích nhiều cho việc tăng năng lượng.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) trong tháng 11 đã tăng lên mức trung bình 177,2 điểm - tăng 2,7% so với tháng trước đó và tăng tổng cộng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ một tháng nữa, bắt đầu từ 1/1/2020, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường sẽ chính thức được xóa bỏ theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Khi đó giá đường trong nước sẽ giảm 15 - 20% và hơn 20 nhà máy nguy cơ phá sản. Theo các chuyên gia, hãy để ngành mía đường tự vận động theo cơ chế thị trường, không thể đòi hỏi tất cả doanh nghiệp đều “sống” được.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng. Thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng buôn lậu đường thường sử dụng là biến đường nhập lậu thành đường nội địa để tiêu thụ.
Đường là một gia vị không thể thiếu, giúp các món ăn thức uống ngon miệng hơn, làm cho vị giác của người ăn được thỏa mãn hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, lượng đường nạp vào cơ thể nếu dư thừa sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.