Giá đất tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội đã tăng chóng mặt, có nơi tăng giá gấp 3, 4 lần trong năm trước thông tin quy hoạch đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô.
Liên quan đến việc đấu giá đất, thị trường thời gian qua đã ghi nhận không ít hiện tượng tiêu cực như “quân xanh, quân đỏ, chân gỗ” nhằm hạ giá đất đấu giá, mua rẻ đất công nhằm thu lợi bất chính.
Những ồn ào quanh cuộc đấu giá đất với mức kỷ lục gần 2,5 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm vẫn chưa thể lắng xuống. Song hệ luỵ từ giá đất cao bất thường là vấn đề rất đáng lưu ý.
Trong văn bản gửi các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, một số trường hợp giá đất trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có thể tác động tiêu cực đối với thị trường nhà ở, bất động sản.
Thời gian gân đây, xuất hiện hiện tượng giá đất tăng đột biến nhất vào dịp cuối năm, do đó chính quyền một số địa phương đã ban hành các văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ),... nhằm chặn đứng "cơn sốt đất ảo".
Giá đất là một phận quan trọng của chính sách tài chính về đất đai, là công cụ kinh tế điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu và người sử dụng đất. Tuy nhiên, quy trình xác định giá đất theo hướng dẫn tại các Thông tư, Nghị định hiện nay thực hiện còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Nhằm khắc phục các vướng mắc phát sinh và đảm bảo thống nhất trong thực hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về xác định giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Dù đã được cảnh báo trước nhưng nhiều nhà đầu tư rót tiền vào phân khúc đất nền vì không tìm hiểu kỹ thông tin, vội vàng đầu tư theo hiệu ứng đám đông đã “dính bẫy”, chịu cảnh “tiền mất tật mang”.
Liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, bất động sản (BĐS) ven đô, đặc biệt đất nền trải qua nhiều đợt sốt khiến giá không thể rẻ hơn. Các chuyên gia dự báo, giá đất ven đô sẽ ngày một tăng, thu hẹp khoảng cách với các quận nội thành.