Nghiên cứu mô hình phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Nghiên cứu mô hình phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Bài viết nghiên cứu về các mô hình phát hiện gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết (DNNY) trên Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2021. Kết quả cho thấy, cả 4 mô hình: M - Score, Z - Score, F - Score, P - Score kết hợp với R - Score đều không có mô hình nào phát hiện gian lận báo cáo tài chính hiệu quả, tối ưu đối với các công ty ở Việt Nam đã niêm yết trên Sở Chứng khoán nhà nước
Các hình thức gian lận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và hàm ý cho Việt Nam

Các hình thức gian lận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và hàm ý cho Việt Nam

Gian lận trên báo cáo tài chính là một trong những vấn đề nhận sự được sự quan tâm đặc biệt và mang tính thời sự sau hàng loạt sự kiện các công ty hàng đầu trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21 như: Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Xerox... Bài viết trao đổi về tổng quan liên quan đến gian lận trên báo cáo tài chính, một số vụ việc và hình thức điển hình trong gian lận báo cáo tài chính trên thế giới và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
Nhận diện gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp và giải pháp khắc phục

Nhận diện gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp và giải pháp khắc phục

Nghiên cứu này đề cập đến khái niệm gian lận báo cáo tài chính; các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận báo cáo tài chính qua nghiên cứu của Cressey (1950) về tam giác gian lận. Đồng thời, bài viết dẫn chứng một số vụ việc về gian lận báo cáo tài chính do Hiệp hội các nhà điều tra gian lận thống kê. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ rõ những nguyên nhân dẫn tới hành vi gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng này.
Tác động của các tỷ số tài chính đến đo lường gian lận báo cáo tài chính

Tác động của các tỷ số tài chính đến đo lường gian lận báo cáo tài chính

Thông tin trong báo cáo tài chính của công ty có tác động rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư cũng như của ngân hàng. Gian lận báo cáo tài chính đã được đo lường cụ thể bằng nhiều mô hình toán học khác nhau như mô hình tính giá trị M-score của Beneish (1999) với 8 biến, cũng là 8 tỷ số tài chính quan trọng được chọn lọc từ báo cáo tài chính. Bài viết phân tích ảnh hưởng của 8 biến này đến kết quả đo lường việc gian lận báo cáo tài chính của các công ty ở Việt Nam qua các năm 2017 và 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 8 biến trong mô hình giải thích đạt 99,82% và 98,31% kết quả phát hiện gian lận báo cáo tài chính; trong đó, chỉ số phải thu khách hàng trên doanh thu thuần - DSRI là yếu tố quan trọng nhất, chiếm đến 89,43% và 96,11%.