Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 11 tháng, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng, nhưng sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu đều giảm.
Ngày 29/9, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 59/2022/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, trong đó, giảm từ 20 - 50% một số loại phí hoạt động kinh doanh vận tải.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội thì hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn được đảm bảo thông suốt, tăng trưởng 2 con số. Cùng với đó đội tàu Việt tiếp tục vươn xa hơn với tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ chính thức được thiết lập cuối tháng 11/2021.
Tối 11/8, đại diện Bộ Giao thông Vận tải thông tin, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn vừa ký Quyết định số 7832/BGTVT-VT gửi các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trên cả nước về kế hoạch vận chuyển hành khách nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải.
Dù Trung Quốc cảnh báo chính phủ Anh về việc triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến biển Đông sẽ bị xem là "hành động thù địch", tuy nhiên Anh đã phớt lờ và cho rằng đây là hành động hoàn toàn bình thường nhằm bảo vệ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, trong đó có biển Đông.
Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn trong phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics. Ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 200/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chính là vấn đề nan giải nhất của ngành Logistic hiện nay, do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu, vừa yếu. Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực của ngành Logisitics, bài viết đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Logistics Việt Nam trong chuỗi dịch vụ toàn cầu.