Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong 7 tháng đầu năm 2022, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh của Quốc hội, Chính phủ, toàn ngành Thuế đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn tiền thuế với hơn 78.500 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, trong quý I/2022, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng bổ sung cho các địa phương 913 tỷ đồng kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.
Theo Bộ Tài chính, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng năm 2022 bổ sung cho các địa phương 767 tỷ đồng kinh phí phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Ngày 22/02/2022, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến trao tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn hỗ trợ của cán bộ và nhân viên Vietcombank. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (điểm cầu trung tâm) và kết nối với 18 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trên cả nước.
Theo Bộ Tài chính, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm vẫn đảm bảo tiến độ dự toán nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương tiếp tục ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân.
Mặc dù bối cảnh nguồn thu ngân sách tiếp tục sụt giảm do tác động của dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch. Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 9/2021, ngân sách nhà nước đã chi 29,1 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Chính sách tài khoá có vai trò quan trọng trong ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo đời sống nhân dân. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thời gian qua, các chính sách tài khoá đồng bộ, kịp thời được triển khai để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã phát huy ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Để có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, kiến nghị từ các tổ chức tín dụng (TCTD) là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần nâng thời hạn trích lập dự phòng rủi ro cho các nhà băng lên 05 năm...
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, ngành ngân hàng đã kêu gọi các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí, giảm lương giảm thưởng để giảm lãi, giảm phí, cơ cấu nợ tạm chưa thu lãi,... cho khách hàng. Riêng về việc miễn, giảm phí, hơn 1.000 tỷ đồng là con số ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các TCTD đã miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020.