Trong tháng 8/2021, Bộ Tài chính đã triển khai hỗ trợ các địa phương thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể xuất 410 bộ nhà bạt cứu sinh và 14 bộ máy phát điện cho UBND TP. Hồ Chí Minh, giá trị khoảng 9,2 tỷ đồng; xuất 100 bộ nhà bạt và 10 bộ máy phát điện loại 30 KVA cho Bộ Quốc phòng, giá trị khoảng 3,9 tỷ đồng...
Trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có những chính sách chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp (DN), khôi phục sản xuất - kinh doanh, chăm lo, hỗ trợ và bảo vệ đoàn viên, người lao động (NLĐ). Rất khẩn trương, công đoàn các cấp trong tỉnh An Giang thực hiện linh động, trách nhiệm để DN, đoàn viên, NLĐ được tiếp cận các chính sách hỗ trợ sớm nhất.
Ngày 14/9/2021, Bộ Tài chính đã uỷ quyền cho Tập đoàn Bảo Việt trao 4.000 túi quà an sinh với tổng trị giá 1,2 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Bình Dương.
Trong từng thời kỳ, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo hoặc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng để thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh.
Ngày 09/9, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến khởi động Chương trình hỗ trợ “Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon” dành cho 51 doanh nghiệp Việt Nam.
Tính đến 31/8, gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội đã được gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Điều này cho thấy nỗ lực của các cơ quan chức năng Hà Nội trong việc gấp rút triển khai hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bộ Tài chính sẽ tổng hợp kiến nghị của các địa phương để trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải pháp về ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác để chi cho phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, cân đối, bố trí nguồn gạo để xuất cấp hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do dịch bệnh bảo đảm đúng đối tượng, mục đích và kịp thời.
Ở góc độ hoạt động ngân hàng và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, cần nhận diện và phát huy các yếu tố là động lực nhằm duy trì và tạo đà cho tăng trưởng khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trong bối cảnh dịch vẫn hoành hành và diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là ở nhiều nước khu vực châu Á trong năm 2021, việc đồng bộ hóa các giải pháp với nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn là cần thiết không chỉ cho DN, mà còn cho người lao động, cũng như toàn bộ đời sống và sự phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương và cả quốc gia.