Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ Internet vạn vật trong thanh toán điện tử: Trường hợp nghiên cứu qua mã QR

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ Internet vạn vật trong thanh toán điện tử: Trường hợp nghiên cứu qua mã QR

Công nghiệp 4.0 phát triển dẫn đến nhiều công nghệ mới ra đời, đặc biệt là công nghệ Internet vạn vật (IoT). Tại Việt Nam, IoT chủ yếu phổ biến và phát triển hơn cả trong lĩnh vực nhà ở và thanh toán. Bài nghiên cứu tiến hành phân tích việc sử dụng mã QR trong thanh toán điện tử, vì mã QR thuộc IoT và Việt Nam đang là môi trường tiềm năng về lĩnh vực thanh toán điện tử. Với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mã QR trong thanh toán điện tử, từ đó đánh giá việc mở rộng sử dụng IoT tại Việt Nam. Cùng 409 mẫu thuộc thế hệ Gen Z được thu thập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS. Kết quả phân tích phát hiện Sự tin cậy tác động mạnh nhất đến Thái độ.
Nền tảng hóa trong các mô hình kinh doanh kỹ thuật số của các công ty và nền kinh tế dịch vụ

Nền tảng hóa trong các mô hình kinh doanh kỹ thuật số của các công ty và nền kinh tế dịch vụ

Bài viết trình bày phân tích các xu hướng vận hành hiện nay của các tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số các quy trình kinh doanh, quản lý chi phí, bán sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Qua đó, khái niệm về mô hình kinh doanh nền tảng kỹ thuật số được xác định và tầm quan trọng của việc hình thành các năng lực và kỹ năng cần thiết trong đội ngũ quản lý và nhân viên của các tổ chức để triển khai và sử dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ hiện đại trong các hoạt động của chính họ được xác định.
Ứng dụng công nghệ nhận dạng tích hợp Internet vạn vật trong Logistics

Ứng dụng công nghệ nhận dạng tích hợp Internet vạn vật trong Logistics

Sự thay đổi quan trọng trong công nghệ, mô hình kinh doanh, hành vi tiêu dùng khách hàng đã mang đến những cơ hội cũng như rủi ro cho ngành Logistics. Ngày nay, khách hàng thích nhận hàng nhanh hơn, an toàn hơn, linh hoạt hơn và ít chi phí giao nhận. Bằng việc ứng dụng công nghệ nhận dạng tín hiệu vô tuyến (RFID) trong quản lý kho, vận tải, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng từ công đoạn nhập hàng cho đến khi hàng được đem đi phân phối, từ đó tăng lợi nhuận và giảm thiểu nhiều chi phí.
Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quá trình đẩy mạnh ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, internet vạn vật... có thể tạo bước nhảy vọt trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa chuỗi cung ứng và logistics, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, việc chuyển đổi số ở doanh nghiệp góp phần tạo ra động lực phát triển mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bài viết này nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Sự phát triển của Logistics thông minh và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới

Sự phát triển của Logistics thông minh và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới

Toàn cầu hóa và sự quá trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống đã mang lại những thách thức và cơ hội cho ngành Logistics. Vì vậy, logistics thông minh là giải pháp tối ưu để xử lý sự phức tạp và khối lượng các hoạt động ngày càng tăng lên. Các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các hoạt động logistics được xử lý hiệu quả và tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
[Infographics] 5G thay đổi cách ta giao tiếp như thế nào?

[Infographics] 5G thay đổi cách ta giao tiếp như thế nào?

Công nghệ 5G là và Internet vạn vật (IoT) sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta liên kết thông tin. Thị trường công nghệ 5G toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 670 tỷ USD vào năm 2026, theo ước tính của Allied Market Research.
Dự báo đà tăng của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục ổn định

Dự báo đà tăng của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục ổn định

Tạp chí tài chính Nikkei của Nhật Bản vừa công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng- Purchasing Managers’ IndexTM (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Theo đó, chỉ số PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ 52,2 điểm của tháng 8 lên 52,9 điểm trong tháng 9/2017.