Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động và việc làm của người lao động (NLĐ), các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phát huy được hiệu quả, nhiều NLĐ nghỉ việc đã tham gia BHXH tự nguyện để được bảo đảm quyền lợi của bản thân.
Tỉnh Long An đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhằm sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau khi được hỗ trợ thông qua nhiều hoạt động, trong đó có “phủ vắc-xin”, nhiều DN cho hay vô cùng phấn khởi, đang “đề-pa” để hoạt động, sản xuất bình thường trở lại.
Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) cho biết, cuối tháng 8, LG đã đầu tư thêm 1,4 tỷ USD cho dự án tại Hải Phòng, và hiện nhiều dự án tỷ USD khác cũng đang được các doanh nghiệp Hàn Quốc xem xét.
Sáng ngày 26/9, Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19 được tổ chức tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị có sự tham dự của 1.200 đại diện cho các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tại các địa phương.
Đến nay, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các đơn vị kinh doanh thương mại sau thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã và đang được các ngành, địa phương đơn vị tổ chức thực hiện, bảo đảm an toàn trong trạng thái “bình thường mới”.
Từ 6 giờ, ngày 21/9, Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế. Dưới đây là các dịch vụ, hoạt động được phép và không được phép triển khai.
Do dịch COVID-19 khoảng hơn 3 tháng nay, doanh nghiệp vận tải khách trên địa bàn tỉnh Gia Lai hầu như ngừng hoạt động. Với những doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng, áp lực chi trả thực sự là gánh nặng trong bối cảnh không phát sinh nguồn thu.
Tính đến cuối tháng 8/2021, cả nước có 291 Khu công nghiệp (KCN), 44 Khu kinh tế (KKT), 3 Khu chế xuất, 730 Khu công nghệ cao (KCNC) và Cụm công nghiệp (CCN)đang hoạt động. Các KCN, KKT, CCN trên cả nước thu hút được khoảng 11.000 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 230 tỷ USD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.