Theo Tổng cục Thống kê, dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong quý II, mục tiêu tăng trưởng được dự báo vẫn có khả năng đạt 6% đến 6,5% như đã đề ra.
Ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết có 5 động lực giúp GDP quý I/2022 tăng 5,03%. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nhất định từ các tác động trực tiếp và gián tiếp của xung đột Nga - Ukraine, Tổng cục Thống kê khuyến nghị vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng năm 2022 tăng từ 6-6,5% như Nghị quyết 01/NQ-CP.
Việt Nam có nền kinh tế thuộc loại mở nhất thế giới, nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn trước những biến động của thế giới về dầu thô và các nguyên nhiên vật liệu khác.
Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 6,7% trong năm 2022 và 7% trong năm 2023. Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Đó là một trong những nhận định được đưa ra tại cuộc Tọa đàm: “Triển vọng kinh tế năm 2022 và chính sách tài chính xanh”, do Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Standard Chartered vừa phối hợp tổ chức.
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Do đó, để trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam cần thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế bền vững vừa đủ liều lượng, vừa trúng mục tiêu và với thể chế thực thi hiệu quả.
Kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể tăng trưởng khoảng 6,5-7% nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023. Trường hợp ngược lại, tăng trưởng GDP năm 2022-2023 có thể sẽ ở mức dưới 6%, thậm chí chỉ 4,5% cho năm 2022.
Năm 2021, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương và đạt được một số kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho việc quay trở lại quỹ đạo phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Bài viết này điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 ở một số lĩnh vực quan trọng, trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng lớn trong năm 2022 và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%, tuy là mức tăng chưa cao, nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của nước ta. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, cố gắng của người dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 5,5% so với 2,6% năm 2021, nhận định được đưa ra trong Báo cáo Điểm lại Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB).
World Bank dự báo kinh tế Việt Nam quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19 vào năm 2023, khi các ngành dịch vụ đã phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới...