Dự kiến, trong năm 2020, Đồng Nai sẽ hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với toàn bộ dự án (DA) Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) giải trình về ý kiến của đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) khi so sánh tổng mức đầu tư dự án sân bay Long Thành với 2 công trình sân bay hiện đại nhất thế giới mới vận hành năm 2019 là sân bay Đại Hưng (Bắc Kinh, Trung Quốc) và sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Cùng Chỉ thị mới nhất của Chính phủ và những động thái của chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện khởi công xây dựng dự án Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành vào năm 2020 cũng là thời điểm thị trường bất động sản (BĐS) Long Thành sôi động hẳn lên.
Thông tin Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng khiến thị trường bất động sản (BĐS) Long Thành nhộn nhịp hơn hẳn. Tuy nhiên, Long Thành thu hút giới đầu tư địa ốc không chỉ nhờ dự án sân bay, mà còn vì nhiều lực hấp dẫn khác.
Đất nền tỉnh thành lân cận vẫn là “bất động sản tiềm năng” được giới đầu tư nhắm đến trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Theo các chuyên gia trong ngành, khi nguồn cung dự án ngày càng ít đi, pháp lý kiểm soát chặt chẽ thì mặc nhiên khẩu vị đầu tư của giới đầu tư cũng được phân bổ rõ nét ở các khu vực.