Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) hiện đang lấy ý kiến của các đối tượng liên quan về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong đó, một trong những quy định đáng chú ý liên quan đến việc xác định khoản thu trái pháp luật.
Kể từ quý II đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giữ vững được đà tăng nhờ vào dòng tiền của các nhà đầu tư mới, hay còn gọi là các nhà đầu tư F0. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu nhóm các nhà đầu tư này rút tiền sẽ ảnh hưởng đến “vận mệnh” của thị trường.
Kể từ ngày 01/01/2021, việc đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ thực hiện theo các quy định mới. Cụ thể, Điều 27, Luật Chứng khoán cũng quy định rõ các trường hợp đình chỉ chào bán chứng khoán, phương thức công bố việc đình chỉ và hủy đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng...
Luật Chứng khoán 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 quy định rõ về xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trên thị trường chứng khoán. Trong đó, kể từ ngày 1/1/2021, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của các tổ chức, cá nhân được đánh khá nghiêm khắc.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua 20 năm phát triển. Trong đó, đáng chú ý Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 góp phần thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.
Thời gian qua, mặc dù có sự gia tăng về các chỉ số tài chính nhưng quy mô của các công ty chứng khoán ở Việt Nam còn khá khiêm tốn so với quy mô của thị trường. Thống kê cho thấy, chỉ có hơn 10% số công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường có vốn điều lệ lớn hơn 500 tỷ đồng. Quy mô và năng lực tài chính hạn chế kéo theo nhiều hệ lụy cản trợ sự phát triển, tính an toàn và khả năng hội nhập của thị trường chứng khoán. Để các công ty chứng khoán đẩy nhanh tái cơ cấu theo Luật Chứng khoán năm 2019, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp.
Với những nỗ lực phát triển bền vững thị trường, đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 (Luật Chứng khoán năm 2019) tạo ra khung pháp lý mới, phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, những quy định mới liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được được kỳ vọng sẽ góp phần tăng khả năng phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán, giúp phát triển thị trường bền vững trong tương lai.