Báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ rõ, lĩnh vực bất động sản Việt Nam tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn FDI vào bất động sản tăng 15,56% so với cùng kỳ tháng 3/2020.
Ngày 19/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Theo đó, Chính phủ tiếp tục nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quyết liệt hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh.
Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất khu vực, trở thành điểm đến đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô, chính trị ổn định cùng với các cam kết tạo môi trường kinh doanh bình đẳng.
Sáng ngày 8/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA) với tỷ lệ đại biểu tán thành gần như tuyệt đối. Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực thi EVFTA, EVIPA sẽ góp phần quan trọng giúp Việt Nam đón lõng sự dịch chuyển của dòng đầu tư quốc tế nhằm sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như đón đầu sự điều chỉnh của các cấu trúc kinh tế và trật tự thế giới mới.
Đây là nội dung thông tin trong “Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2019 - Từ chiến tranh thương mại đến cuộc chiến tiền tệ” do Trường Đại học Thương mại đã công bố ngày 3/6/2020, tại Hà Nội.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang phải đối diện với hoạt động chuyển giá diễn ra ngày càng phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc chống chuyển giá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương cần quyết liệt hơn nữa, nhằm bảo đảm môi trường đầu tư bình đẳng, bền vững ở nước ta hiện nay.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo Việt Nam tăng trưởng 4,9% trong năm 2020 và là quốc gia có triển vọng tăng trưởng tốt nhất trong nhóm các nước ASEAN 5. Cùng với sự ổn định môi trường đầu tư là những lý do quan trọng thu hút chuỗi giá trị dịch chuyển đến Việt Nam.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam mặc dù đã có rất nhiều cải tiến, cải thiện, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn đặt ra cho doanh nghiệp. Do đó, cần có những giải pháp cắt giảm những điều kiện kinh doanh tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.