Phát biểu trong cuộc họp báo lúc 1 giờ 30 phút ngày 25/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ không gửi quân vào Ukraine mà chỉ bảo vệ NATO. Nhưng Mỹ sẽ áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn, nhằm cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Nhu cầu đối với dầu sụt giảm vào năm 2020 trong thời kỳ đại dịch khi việc đóng cửa khiến giá dầu lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống dưới 0 do sự suy thoái lớn trong hoạt động kinh tế. Giá dầu kể từ đó đã tăng mạnh lên gần 100 USD/thùng sau khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau các đợt đóng cửa. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về dầu mỏ cũng tăng theo.
Giá dầu thô đã tăng ổn định kể từ đầu năm nay. Nhưng chiến lược gia kỳ cựu David Roche cho rằng, giá dầu "chắc chắn" sẽ chạm mốc 120 USD/thùng nếu Nga xâm lược Ukraine, và nền kinh tế toàn cầu sẽ "thay đổi hoàn toàn". Sự không chắc chắn về các bước tiếp theo của Moscow là "bóng ma" - một thứ có khả năng phá vỡ hàng loạt thị trường toàn cầu.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, sức khoẻ và cuộc sống người dân. Thế giới đã phải thay đổi để thích nghi trước sự bùng phát của đại dịch. Năm 2021, tăng trưởng kinh tế thế giới đã có sự phục hồi mạnh mẽ cho dù chưa thực sự vững chắc. Vắc xin phòng chống COVID-19 được sản xuất và đưa vào sử dụng; các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng hoặc bãi bỏ; các chính sách kích cầu được thiết kế và triển khai; chuỗi cung ứng được khôi phục đã thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những rủi ro và thách thức cho nền kinh tế thế giới phía trước vẫn còn rất lớn, đặt nền kinh tế thế giới trước sự bất định khó lường trong năm 2022.
Đại dịch COVID-19 là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và châu Âu. Các nước châu Âu đã và đang buộc phải áp dụng các biện pháp cách ly, toàn khối và cả nội khối. Những biện pháp như vậy đương nhiên sẽ mang lại hậu quả kinh tế rất lớn, được cảm nhận thông qua cả hai kênh cung và cầu.