Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định sẽ tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án bất động sản (BĐS) khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt...
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc minh bạch hóa các quy định, quy chế trong cho vay hỗ trợ lãi suất chính là tạo điều kiện tối đa giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận được các khoản vay ưu đãi từ Chính phủ.
Kinh tế Việt Nam đi qua năm 2022 đầy thách thức. Trong bối cảnh đó, để duy trì sự ổn định về tài chính - tiền tệ, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) nhận định, bên cạnh sự chủ động, linh hoạt cũng như nguồn lực sẵn sàng can thiệp, điều quan trọng không kém là sự kiên định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với mục tiêu ổn định vĩ mô. Sự kiên định tạo nên uy tín, niềm tin và đó cũng là một dạng nguồn lực.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi văn bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (gọi tắt là dự thảo).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 109/QĐ-NHNN và Quyết định số 99/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hoạt động ngoại hối thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của NHNN Việt Nam.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ghi nhận khối ngoại mua ròng 4 tháng liên tiếp từ tháng 10/2022-01/2023, mua mạnh nhất vào tháng 11 khi thị trường chỉnh về -2 độ lệch chuẩn.
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, năm 2023, NHNN sẽ duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, nếu có điều kiện sẽ giảm thêm; đồng thời tiếp tục điều tiết tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trên cơ sở điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) phù hợp với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế để tập trung triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Việt Nam là nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn, biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá trong nước và diễn biến bất trắc từ thị trường quốc tế là những thách thức rất lớn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ. Trong đó, câu chuyện lãi suất được đánh giá là thách thức lớn nhất đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2023.