World Bank dự báo kinh tế Việt Nam quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19 vào năm 2023, khi các ngành dịch vụ đã phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới...
Tại Thông tư số 99/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tham gia giải trình, làm rõ thêm một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu. Theo Bộ trưởng, các gói kích cầu nên tập trung vào các dự án đầu tư công có vai trò dẫn dắt đầu tư, các công trình trọng điểm, những lĩnh vực kinh tế tạo nên đột phá cho tăng trưởng.
Sáng ngày 12/11, tiếp tục phần trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những giải trình cụ thể liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp, việc xây dựng kịch bản để ứng phó với rủi ro, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, chương trình phục hồi kinh tế...
Tại Dự thảo Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội do Bộ Tài chính xây dựng, trong kế hoạch tài chính -ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2022-2024, dự kiến tỷ lệ bội chi NSNN bình quân khoảng 3,8% GDP; nợ công đến năm 2024 khoảng 43-44% GDP.
Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tín dụng như hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể nới bội chi và vay nợ nhiều hơn để có nguồn lực chi cho chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế. Giải pháp này nên thực hiện trong ngắn hạn, đến năm 2023 quay lại quỹ đạo cũ.
Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế-xã hội tại nhiều quốc gia. Đại dịch đã làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sụt giảm, đứt gãy các chuỗi cung ứng do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, khiến tổng cầu suy giảm.
Ngày 14/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật tạm thời nâng mức trần nợ công lên 28.900 tỷ USD, giúp chính phủ nước này tạm đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ liên bang cho tới ngày 3/12.