Theo các chuyên gia, thời điểm hiện tại là lúc du lịch và hàng không cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội để phục hồi. Từ đó, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế nói chung.
UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 18/2/2022 về thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
Từ các bài học kinh nghiệm rút ra trong bối cảnh khó khăn của năm 2021, năm 2022 Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cùng với chương trình tổng thể phòng chống dịch gồm 3 trụ cột về cách ly, xét nghiệm, điều trị; nghiêm túc thực hiện 5K+vắc xin+thuốc+công nghệ+đề cao ý thức người dân, tăng cường năng lực y tế.
Các chuyên gia dự báo, thương mại điện tử (TMĐT) sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2022 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, từ đó mở rộng thị trường, phục hồi sau đại dịch.
Sau khi mở cửa hoạt động trở lại từ 1/2/2022, hệ thống siêu thị, cửa hàng thời trang đã bắt đầu thực hiện Nghị định số 15/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%. Giảm thuế VAT góp phần giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Hội nghị liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa công bố báo cáo giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu cho biết dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã có sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, tăng 77% lên ước tính 1,65 nghìn tỷ USD, từ mức 929 tỷ USD vào năm 2020, vượt qua mức trước đại dịch.
World Bank dự báo kinh tế Việt Nam quay về lộ trình tăng trưởng trước COVID-19 vào năm 2023, khi các ngành dịch vụ đã phục hồi đầy đủ và không có các cú sốc mới...
Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7%. Ngân hàng nâng dự báo cho năm 2023 lên 7% và nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, đến nay vẫn chưa có nền tảng hay đà nào để phục hồi kinh tế, trong khi các gói kích thích mới chỉ đang bàn, mà dư địa thời gian lại không còn nhiều để thực hiện.