Theo chuyên gia, doanh nghiệp cũng như người dân đang cần một thể chế chính sách nhanh hơn, để tránh gây hiện tượng “đình lạm”, sẽ rất khó chữa cho nền kinh tế.
Các chỉ báo về sự phục hồi của nguồn cung bất động sản cùng dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, các chuyên gia cho biết đây sẽ là những đòn bẩy cho thị trường phát triển.
Sáng ngày 21/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục triển khai đợt họp thứ 2, Phiên họp thường kỳ thứ 6. Theo chương trình, Phiên họp sẽ diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/12, xem xét nhiều nội dung cấp bách, quan trọng. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 17/12, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra diễn đàn Mekong Connect 2021 - “Liên kết phát triển TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2021”. Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là “Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới”.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện và Chính phủ cần phải có các hỗ trợ về chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân và giúp nền kinh tế trong nước phục hồi.
Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, đến nay có khoảng 95% doanh nghiệp trong tỉnh phục hồi, tái sản xuất, kinh doanh (SXKD). Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh.
Chương trình tổng thể kèm theo chính sách tài khóa, tiền tệ đủ mạnh, lớn, đủ dài thời gian sẽ giúp Việt Nam khôi phục và phát triển bền vững, không “lỡ nhịp” xu hướng phát triển của toàn cầu. Đó là nội dung xuyên suốt tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 mở ngày 5/12.
Tại "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững” tổ chức ngày 5/12, nhiều nhà quản lý, chuyên gia quốc tế đã có những khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới.