Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 11 tháng, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng, nhưng sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu đều giảm.
Tính đến trung tuần tháng 11, cả nước thu hoạch 1.326,7 nghìn ha lúa mùa, chiếm 85,4% diện tích gieo cấy và bằng 101,2% cùng kỳ năm trước; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng phát triển ổn định; sản lượng thủy sản tiếp tục tăng trưởng; khai thác gỗ đạt khá, đã tích cực góp phần ổn định kinh tế - xã hội cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 2,6% năm 2021 lên 7,5% vào năm 2022 nhờ các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, lạm phát dự kiến sẽ ở mức trung bình trong năm nay là 3,8%. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 5,2% trong quý IV/2021, 5,1% trong quý I/2022 và 7,7% trong quý II/2022.
8 tháng năm 2022, sản xuất lâm nghiệp diễn ra khá thuận lợi, diện tích rừng trồng mới ước đạt 156,9 nghìn ha. Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước gieo cấy 1.411,3 nghìn ha lúa mùa; lúa hè thu khoảng 1.917,2 nghìn ha; vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 374 000 ha lúa thu đông.
Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G7 công bố họ đang tìm cách cấm vận chuyển dầu của Nga đã được bán trên một mức giá nhất định trong nỗ lực tăng cường áp lực lên Moscow.
Còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thời điểm này các vựa trồng hoa lớn ở phía Nam như Đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh đang “chạy nước rút” để kịp đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, tháng 11/2021, sản lượng tiêu thụ ô tô trong nước đạt 38.656 xe, tăng 30% so với tháng 10/2021 , tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020