Tỷ trọng của năng lượng khí trong tổng nguồn năng lượng sơ cấp đang có xu hướng giảm, cần tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng để các doanh nghiệp phát triển.
Để thực hiện các cam kết về chuyển dịch năng lượng công bằng, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình sản xuất năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất năng lượng. Đồng thời, cần có một chiến lược tài chính khí hậu sáng tạo cho các dòng tài chính xanh.
Ngày 15/6,2022, Báo Vietnam News phối hợp với The Statesman của Ấn Độ và Korea Herald của Hàn Quốc tổ chức Hội thảo trực tuyến “Châu Á: Châu lục Năng lượng Tái tạo”. Tại Hội thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất 7 quan điểm nhằm phát huy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của khu vực châu Á.
Phát triển năng lượng tái tạo sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và quốc tế thời gian tới nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Việt Nam đứng thứ 3 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo với mức 46, tức công suất năng lượng tái tạo đang xây dựng chiếm 46% tổng công suất năng lượng đang xây dựng.
Trang tin CNBC của Mỹ mới đây đã có bài viết nhận định Việt Nam đang thể hiện năng lực vượt trội so với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á trong thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Kế hoạch năng lượng chiến lược lần thứ 5 tầm nhìn 2030 và đến 2050 được nội các Nhật Bản thông qua đã đưa ra một cái nhìn mới về tương lai năng lượng Nhật Bản: phát triển năng lượng dựa trên triết lý 3E +S, viết tắt của các từ an toàn (safety), an ninh năng lượng (energy sercurity), môi trường (enviroment), hiệu quả kinh tế (econimic effeciency).