Chủ động chuẩn bị chu đáo cho việc trở lại trạng thái “bình thường mới”; quan tâm tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có nguồn lực phát triển sau dịch bệnh; tận dụng các cơ hội thu hút đầu tư… là sự chuẩn bị của TP. Hà Nội nhằm tạo lực đẩy nhằm đưa kinh tế tăng tốc khi thời cơ đến.
Phát triển thêm trên 1,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội; trên 1,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; thu hút thêm trên 1,3 triệu người tham gia bảo hiểm y tế… là những mục tiêu ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phấn đấu thực hiện trong những tháng cuối năm 2020.
Kết luận phần thảo luận kinh tế-xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020, Thủ tướng nêu rõ, càng khó khăn, chúng ta càng quyết tâm hơn nữa, ý chí hơn nữa để đưa đất nước tiến lên. Tình cảm tương thân tương ái của nhân dân với miền Trung chính là phải tăng sức sản xuất, phải làm nhiều hơn nữa để bù đắp cho tổn thất, mất mát về cơ sở vật chất, đời sống của người dân miền Trung.
Châu Âu là thị trường 500 triệu dân, có dư địa phát triển lớn, song mỗi năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này chỉ mới đạt trên 8 tỷ USD. Chỉ hơn 10 ngày nữa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp (DN) dệt may có kịp tận dụng cơ hội lớn này?
Chỉ còn khoảng hai tháng nữa là bước vào mùa mưa, bão năm 2020 với dự báo thời tiết có nhiều diễn biến bất thường. Chủ động "đón" mùa mưa bão, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình phòng, chống thiên tai, đặc biệt là xử lý các sự cố đê điều.
Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối với mục tiêu đạt tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020 và rút xuống còn 8% vào cuối năm 2025. Trao đổi về Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, PGS., TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính đề cập đến những bước thay đổi qua quá trình thực hiện Đề án và những giải pháp cấp thiết.
Giải ngân vốn đầu tư công là vấn đề luôn "nóng" trong những năm gần đây, nhất là năm 2019 khi nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đến trung tuần tháng 10-2019, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất chậm, ở mức thấp, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương nên 2 tháng cuối năm, đã có sự bứt phá. Qua đây, đã rút ra những kinh nghiệm quan trọng để giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn trong năm 2020, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan…
Trên cả nước hiện có nhiều địa phương nỗ lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), đô thị thông minh (ĐTTM) và đã đạt được những thành quả bước đầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hầu hết các địa phương đều đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là thiếu sự đồng bộ, liên thông giữa phát triển CPĐT và ĐTTM.