Tổng cục Hải quan vừa công cố số liệu thống kê sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10 (từ ngày 16-31/10) đạt 24,74 tỷ USD, tăng 17,8%, tương ứng tăng 3,74 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10/2019.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2019 đạt 20,71 tỷ USD, giảm 4,81 tỷ USD so với nửa cuối tháng trước đó. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2019 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt gần 358 tỷ USD, tương ứng tăng 25,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2019 (từ 1-15/9/2019) thặng dư 189 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2019 đạt 5,57 tỷ USD.
Theo Tổng cục Hải quan, chỉ sau 7 tháng có hiệu lực, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại tích cực hơn 1 tỷ USD với 10 quốc gia trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo nhận định của Bloomberg, Việt Nam là nước hưởng lợi rất lớn từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng giờ đây nước ta lại đang có nguy cơ lâm vào thế khó vì chính những lợi ích này.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tính trong nửa đầu tháng 7/2019, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 10,504 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 11,183 tỷ USD. Như vậy, cán cân thương mại trong 15 ngày đầu tháng 7 của nước ta đã nhập siêu gần 700 triệu USD.
Dù không bị dán nhãn thao túng tiền tệ trong kỳ báo cáo bán niên tháng 5/2019 của Mỹ, nhưng việc bị liệt vào danh sách bị giám sát vẫn là một rủi ro không thể xem thường đối với kinh tế Việt Nam.