Nếu như trước đây, quẹt thẻ để thanh toán biểu trưng cho người “sành điệu”, thì nay quẹt thẻ đã trở thành lạc hậu, thanh toán một chạm, thanh toán không cần thẻ trở thành xu thế.
Hiện nay, có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, với số lượng giao dịch lên đến vài trăm triệu tỷ đồng (chỉ tính riêng trong 9 tháng của năm 2019). Số liệu này cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ và phổ biến ở Việt Nam.
Nhờ tận dụng kênh thanh toán di động qua ứng dụng ngân hàng, hầu hết khách hàng đã nhận thấy ngày càng tiện lợi, nhanh chóng, đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán các loại hình dịch vụ cho cuộc sống, hơn nữa loại hình thanh toán này không cần đến tiền mặt, lại an toàn và được nhiều lợi ích từ các chương trình chăm sóc khách hàng.
Thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực, song đáng mừng là đang tăng trưởng rất nhanh. Giá trị giao dịch quý II/2019 qua Internet Banking là 9.500 nghìn tỷ đồng và Mobile Banking là 1.760 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng rất mạnh.
Nghiên cứu về mô hình kinh doanh lưỡng diện và phân tích sự phát triển của dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam, bài viết đề xuất định hướng nghiên cứu tiếp theo đối với mô hình kinh doanh lưỡng diện trong thời gian tới.
Kết quả Khảo sát Tiêu dùng toàn cầu năm 2019 được PwC công bố gần đây chỉ ra rằng, ở các nền kinh tế mới nổi, thanh toán di động ở các cửa hàng đang tăng lên. Trong đó Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất, đạt tới 61% trong một năm qua, tiếp theo là Trung Đông với 45%, trên toàn cầu mức tăng tổng thể là 24% năm qua.