Việt Nam đi tiên phong về thanh toán phi tiền mặt ở Đông Nam Á

Theo Minh Anh/Nikkei Asian Review/nhipcaudautu.vn

Chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á đang nỗ lực để tạo ra nền kinh tế không tiền mặt.

Việt Nam đã bắt đầu thực hiện thanh toán điện tử từ năm 2008. Nguồn: Internet
Việt Nam đã bắt đầu thực hiện thanh toán điện tử từ năm 2008. Nguồn: Internet

Việt Nam có tốc độ hoà nhập tốt

Hai nước Việt Nam và Thái Lan đang đi trước những nước giàu hơn như Singapore và Malaysia trong thanh toán điện tử.

Việt Nam và Thái Lan đang ở giai đoạn của sự bùng nổ trong thanh toán di động, khi ngày càng nhiều người sử dụng ví điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ mà không thông qua trung gian như ngân hàng.

Việt Nam đã bắt đầu thực hiện thanh toán điện tử từ năm 2008. Chỉ có khoảng 40% trong số 95 triệu người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, chủ yếu ở khu vực thành thị, trong khi có khoảng 120 triệu thuê bao điện thoại di động và mạng lưới viễn thông bao được phủ khắp cả nước.

Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông như, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viettel và FPT, đã giới thiệu ví điện tử và khuyến khích người tiêu dùng bớt sử dụng tiền mặt. Nhưng cho đến gần đây mới có dấu hiệu thay đổi tích cực.

Hiện nay, số lượng người Việt Nam thực hiện thanh toán di động tại các cửa hàng đang phát triển nhanh hơn so với các nơi khác ở Đông Nam Á, theo báo cáo mới đây của PwC. Tỷ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng thanh toán di động từ mức 37% năm 2018 đã tăng lên 61% vào năm 2019. "Các dịch vụ thanh toán di động cũng đang phát triển rộng rãi, đặc biệt là ở các khu vực mới nổi, vốn trước đây sử dụng điện thoại cố định, giờ tiến thẳng lên điện thoại thông minh", cũng theo báo cáo này.

Ứng dụng thanh toán Momo, một trong những ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, vừa đăng ký khách hàng thứ 10 triệu vào tháng 11/2018, tăng gấp 10 lần so với chỉ hai năm trước. Dịch vụ này cho phép người dùng thanh toán hóa đơn, gửi tiền hoặc mua hàng tại hơn 100.000 điểm thanh toán trên cả nước.

Momo tiếp tục thu hút nhà đầu tư trong quá trình tiếp tục mở rộng của mình. Vào tháng 1, đơn vị này đã tổ chức một vòng tài trợ Series C trị giá khoảng 100 triệu USD, dẫn đầu bởi Warburg Pincus. Năm 2016, Momo đã nhận được 28 triệu USD từ Goldman Sachs và Standard Chartered Private Equity.

Một start-up thanh toán di động khác của Việt Nam, ZaloPay, đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Hệ thống này dựa vào mạng lưới 100 triệu người dùng đã đăng ký với công ty mẹ VNG.

Quỹ tài sản nhà nước Singapore là GIC cũng đang đặt cược vào thị trường thanh toán di động của Việt Nam. Đây là nhà đầu tư chính trong một vòng tài trợ cho VNPay có trụ sở tại Hà Nội, theo một báo cáo được công bố hồi đầu tháng bởi  DealStreetAsia. Cũng theo báo cáo trên, vòng gọi vốn này đã tăng lên “tới 50 triệu USD".

Thái Lan tăng nhanh nhất khu vực

Thái Lan có tỉ lệ tham gia thanh toán không tiền mặt lớn nhất trong khu vực ở mức 67%. Ngân hàng di động đang phát triển mạnh ở xứ sở chùa vàng, nhiều người trong số họ không có thẻ tín dụng hoặc sổ séc. Tháng 3 năm ngoái, bốn ngân hàng lớn nhất của Thái là Ngân hàng Bangkok, Kasikornbank, Ngân hàng thương mại Siam và Ngân hàng Krung Thai, đã giảm phí cho chủ tài khoản thực hiện giao dịch qua internet và di động tại bất kỳ ngân hàng Thái Lan nào.

Những xu hướng này phù hợp với kế hoạch của chính phủ Thái Lan nhằm giúp nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt dần chuyển sang không tiền mặt. Nhiều khoản thanh toán qua các dịch vụ giao dịch sẽ được ghi lại sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng. Những dịch vụ thanh toán này cũng giúp giảm tình trạng hối lộ và các loại tham nhũng khác của nước này.

Các quốc gia phát triển hơn trong khu vực như, Singapore và Malaysia, lại có tỉ lệ thanh toán di động thấp hơn các nước bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm tỷ lệ sử dung tiền mặt trong dân chúng. Tiền mặt và séc vẫn chiếm 40% thanh toán của Singapore, ở các thành phố đều có mạng lưới ATM rộng khắp. Trong năm 2017, có hơn 65 máy ATM tính trên 100.000 người đang trong độ tuổi lao động ở Singapore, theo chi sẻ của Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn tiếp tục nỗ lực. Năm ngoái, Singapore tuyên bố rằng họ đang cố gắng giảm hơn nữa việc sử dụng tiền mặt để nước này không bị kiểm tra vào năm 2025. Năm ngoái, Hiệp hội Ngân hàng Singapore đã ra mắt dịch vụ PayNow, cho phép chủ tài khoản ngân hàng gửi cho nhau một khoản tiền bằng điện thoại di động thay vì số tài khoản.