10 tháng năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 57.723 tấn, chiếm 25,8% thị phần và tăng 265,3% so cùng kỳ.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng đây cũng là thách thức, áp lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải thay đổi để khai thác tốt hơn thị trường Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc đang là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Dự báo, năm 2023 có thể Trung Quốc sẽ "soán ngôi" thị trường Mỹ.
Năm 2017, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng đến năm 2022 con số này chỉ còn 13%. Để gạo Việt không dần vắng bóng trên thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chủ động hơn nữa, phối hợp với Đại sứ quán của hai nước tiếp tục tiếp nhận, xử lý nhanh và hiệu quả hồ sơ đã phê duyệt, giúp việc xuất khẩu thuận lợi hơn.
Xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào thị trường Trung Quốc là cơ hội để tăng giá trị sản phẩm, giảm bớt phụ thuộc vào các thương lái. Thế nhưng, muốn làm được điều này, trước hết, nông dân phải sản xuất sầu riêng bảo đảm chất lượng, phải có mã vùng trồng.
Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu) của cơ quan Hải quan Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã được Bộ Công Thương dịch sơ lược với 6 Chương và 79 Điều nhằm đưa cái nhìn tổng quan về Lệnh này, trong đó, đưa ra những vấn đề đáng lưu ý nhằm khuyến nghị đến các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc tiếp tục diễn biến phức tạp, một số ý kiến đã đưa ra câu chuyện đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu như liều thuốc hữu hiệu. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, không thể đánh đồng hai khái niệm đa dạng hóa thị trường và chuyển hướng thị trường. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu, và nhập khẩu, quan trọng đối với Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia cho rằng đã đến lúc chúng ta cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc, bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua đường bộ.
Dự kiến, tháng 12 tới đây, nhiều nhãn hàng của Việt Nam sẽ xuất hiện tại gian hàng Quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử JD.com của Trung Quốc. Đây là con đường ngắn nhất mang tới nhiều cơ hội để hàng Việt chinh phục người dùng Trung Quốc song chắc chắn cũng không ít thách thức cần phải vượt qua.
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam bị tắc nghẽn khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, cần có sự bắt tay giữa các Bộ, ngành để khơi thông con đường đưa nông sản sang Trung Quốc, giải "bài toán" đầu ra cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.