Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 10/11/2021 là quy định về các trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua và không được mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/1/2022.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM).
“Thay vì nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục điều hành tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sẵn sàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp”.
Công ty TNHH Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua 1.922 tỷ đồng các khoản nợ theo giá thị trường trong 10 tháng đầu năm 2021, mới đạt chưa đến 40% kế hoạch năm 2021.
Chuyên gia quốc tế cho rằng, việc xử lý nợ xấu nên thực hiện một kế hoạch tổng thể với một khung pháp lý hoàn thiện. Việc xử lý nợ xấu càng sớm càng tốt, cần phải làm thực chất, dựa trên nền tảng tái cấu trúc các khoản nợ một cách bền vững và các tổ chức tài chính quốc tế có thể đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.
Các chuyên gia nhận định, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục nền kinh tế sau đại dịch. Mặt bằng lãi suất huy động - cho vay được các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ trong quý IV/2021.
Ngày 20/10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Như vậy, kể từ ngày 12/12/2021 (ngày Quyết định có hiệu lực), nếu tổ chức tín dụng (TCTD) bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tối đa là 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.