Dự kiến trong 10 năm tới, năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII cần khoảng 100 tỷ USD, nước sạch cần 6 tỷ USD… Nguồn vốn này sẽ khó được đáp ứng nếu không dựa vào trái phiếu xanh quốc tế.
Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để cụ thể hóa mục tiêu này, việc huy động nguồn vốn xanh thông qua phát hành trái phiếu xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Trái phiếu xanh là công cụ nợ được phát hành trên thị trường vốn nhằm huy động vốn cho phát triển xanh và hiện thực hóa các kế hoạch về đối phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh quốc gia. Tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu xanh và đã đạt được kết quả ban đầu, tuy nhiên, thực tiễn cũng đạt ra một số vấn đề cần giải quyết
Trái phiếu xanh là phân khúc lớn nhất trong thị trường tài chính bền vững. Dự báo đến năm 2025, mức phát hành hàng năm của loại hình trái phiếu này có thể đạt 1,2 nghìn tỷ USD. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường dự án liên quan đến khí hậu thông qua trái phiếu xanh đang nở rộ, nhưng các ngân hàng Việt Nam cần hành động nhanh mới có thể gặt hái được thành công.
Bên cạnh các vấn đề được quan tâm như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội thì nhiều quốc gia hiện đang theo đuổi mục tiêu thúc đẩy thịnh vượng kinh tế bền vững, lâu dài, đặc biệt là môi trường, khí hậu và thiên nhiên. Trái phiếu xanh đang được coi là phương tiện huy động vốn hữu hiệu từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội. Việc phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng chung, là một kênh huy động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng bền vững.
Việc phát hành lô trái phiếu xanh đầu tiên trong tháng 7/2022 của EVNFinance trở thành cú hích lớn đối với thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam vốn được đánh giá còn khiêm tốn và mới mẻ. Sự kiện này cũng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp tìm đến kênh vốn này nhiều hơn, đảm bảo nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án hướng tới cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).
Với trình độ phát triển hiện tại, hệ thống tổ chức tín dụng và doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, con người, công nghệ và năng lực quản trị.
Tổ chức Trái phiếu Khí hậu (Climate Bonds Initiative) và Ngân hàng HSBC mới đây đã công bố báo cáo ASEAN Sustainable Finance – State of the Market 2021. Theo đó, thị trường vốn nợ bền vững của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần đến 46 nghìn tỷ USD, tương đương với 1 nghìn tỷ USD/năm. Trong bối cảnh đó, trái phiếu xanh được xem như một kênh thu hút vốn mới và là giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho phát triển một nền kinh tế xanh và bền vững.