Tổ chức Y tế thế giới vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu, nên việc công bố hết dịch trong nước vẫn cần được cân nhắc cẩn thận.
Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc gia hạn thời gian thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Bộ Y tế.
Chiều ngày 22/3, tại Trụ sở Kho bạc Nhà nước, Ban Quản lý Quỹ Vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận Cổng thông tin điện tử Quỹ Vắc xin phòng COVID-19 từ Tập đoàn Sovico.
Việt Nam đã cải thiện 28 bậc trong bảng "Chỉ số phục hồi COVID-19" do Nikkei công bố trong tháng 1/2022 nhờ tỷ lệ tiêm chủng vaccine nằm trong Top đầu thế giới và những tín hiệu mở cửa du lịch.
Thế giới vừa phát triển được một loại vắc xin phòng COVID-19 hoàn toàn mới trong kho vũ khí của mình, với chi phí cho mỗi liều cực kỳ thấp. Đây có thể sẽ trở thành nhân tố làm thay đổi cuộc chiến chống dịch bệnh trên toàn cầu.
Bộ Tài chính, Bộ Y tế xử lý kịp thời các kiến nghị về tài chính, thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế theo đề nghị của các tỉnh, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Y tế có Công văn số 10722/BYT-DP về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, liều cơ bản là liều vắc xin tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Việt Nam đang tiêm chủ yếu là các loại vắc xin liệu trình hai liều, mỗi liều tiêm cách nhau 3-6 tuần tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm ít nhất 3 tháng (trước đây trong Công văn số 10225/BYT-DP là 6 tháng) sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.