Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.
Ngày 16/11, tại cuộc họp bên lề của Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia, Tổng giám đốc WTO đưa ra cảnh báo rằng một số nền kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái.
Kể từ khi thành lập đến tháng 4/2022, Văn phòng thông báo và hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thông báo 248 biện pháp TBT của Việt Nam cho Ban thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); đồng thời tiếp nhận và xử lý gần 37.000 thông báo TBT của các nước thành viên WTO
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Việt Nam luôn tích cực và nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế, cam kết tại các hiệp định thương mại gắn liền với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Ngày 22/2 đánh dấu 5 năm kể từ khi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) có hiệu lực vào năm 2017, các luồng thương mại toàn cầu được định vị tốt cho sự phục hồi sau đại dịch nhờ sự tiến bộ ổn định của các thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong việc thực hiện Hiệp định mang tính bước ngoặt.
Với nguồn nhân lực chi phí thấp, Trung Quốc đã không ngừng tăng được xuất khẩu bằng việc đảm nhiệm vai trò của công xưởng thế giới tính từ khi gia nhập WTO vào tháng 12/2001.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam nằm trong số các thành viên phải rà soát chính sách thương mại với chu kỳ là 7 năm/lần. Phiên rà soát chính sách thương mại (TPR) lần thứ 2 của Việt Nam giai đoạn 2013-2019 trong khuôn khổ WTO được diễn ra trực tuyến vào ngày 27 và 29/4 tại Hà Nội.
Báo cáo rà soát Thống kê thương mại thế giới năm 2020 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam cũng như tính nghiêm túc trong việc thực thi các cam kết quốc tế kể từ khi gia nhập WTO.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi với kết quả phụ thuộc phần lớn vào dịch bệnh và hiệu quả của các phản ứng chính sách.
Các đại sứ từ 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua thỏa thuận thương mại giữa khối này với Anh quốc thời kỳ hậu Brexit, mở đường cho thỏa thuận trở nên có hiệu lực, BBC đưa tin.