Bộ Tài chính đề nghị, các bộ ngành, địa phương sử dụng vốn đầu tư công cần chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020.
Kiên quyết xử lý nghiêm, loại ra khỏi bộ máy đối với những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc… là những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra đối với công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại tố cáo trong 6 tháng cuối năm 2020.
Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Ngành Hải quan đã phát hiện tình trạng, một số doanh nghiệp sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số, mã vạch đó cho phép bằng văn bản, vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch.
Nhằm hạ nhiệt cơn sốt khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn, hàng loạt hệ thống phân phối đã bắt tay với các doanh nghiệp (DN) gia tăng nguồn cung cho thị trường. Dự kiến, hàng trăm ngàn khẩu trang kháng khuẩn và khẩu trang y tế sẽ được tung ra thị trường vào cuối tuần này.
Tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, gắn với sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thậm chí là tiêu cực, tham nhũng, bao che, tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức tha hoá, biến chất.
Tại Chỉ thị số 03/CT-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế tổ chức triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có Chỉ thị về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.
Với những lợi thế từ 12 Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam khó tránh khỏi bị lợi dụng là nơi trung chuyển hàng hóa sang nước thứ ba, cũng như hàng hóa nhập khẩu dán nhãn trong nước.