Xuất khẩu (XK) rau, quả sang thị trường Hoa Kỳ đã có đà phục hồi tốt từ đầu năm 2021 đến nay. Việc tiếp cận thành công thị trường cao cấp này giúp nâng vị thế của rau, quả Việt.
Cùng với việc chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong việc xây dựng chuỗi giá trị ngành và sản phẩm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL), các nhà khoa học cho rằng các vấn đề về nhận thức, quan điểm, hoàn thiện chính sách trong xây dựng chuỗi giá trị ngành và sản phẩm vùng cần được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Đảng.
Với cam kết giảm thuế về 0% cho các mặt hàng thủy sản của EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, thủy sản xuất khẩu nói chung và tôm xuất khẩu nói riêng của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan và do đó có thể điều chỉnh giá cạnh tranh hơn trong thời gian sắp tới.
Tăng cường tiêm vắc xin, hỗ trợ tài chính vĩ mô và cải cách chính sách thu hút FDI là những giải pháp ưu tiên mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra như một gợi ý cho các quốc gia Đông Á – Thái Bình Dương hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trong khối Liên minh châu Âu (EU), Hà Lan là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất để hàng Việt xuất khẩu sang EU.
Không những đáp ứng các điều kiện nhập khẩu về an toàn sinh học hàng đầu thế giới, thanh long Việt Nam còn được người tiêu dùng xứ sở chuột túi đánh giá xếp loại 5 sao và đang được đón chào tại Úc.
Tác động của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư khiến xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm mạnh trong tháng 8, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn đạt kết quả tốt.
Dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, những kết quả đạt được trong việc tiêu thụ sản phẩm xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng sẽ cán đích kế hoạch tiêu thụ từ 104-107 triệu tấn sản phẩm xi măng trong cả năm 2021.