Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 428,81 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 13,69 tỷ USD).
Bên cạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga (VCUFTA); FTA giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) được xem là mảnh ghép quan trọng để kinh tế Việt Nam tiến mạnh vào thị trường Châu Âu. UKVFTA tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) An Giang.
ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân; người dân ASEAN lại có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần. Do đó, các chuyên gia đánh giá dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của nhiều hàng hóa của Việt Nam sang khu vực ASEAN còn rất lớn.
Bài báo sử dụng mô hình tự hồi quy có phân phối trễ trên bộ số liệu năm từ 1996 đến 2019, gồm GDP và giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thu nhập từ nguồn Ngân hàng Thế giới để chỉ ra tác động cùng chiều của xuất khẩu hàng hóa lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập sâu cùng quốc tế, phát huy tiềm năng và lợi thế địa phương, Cà Mau tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, trong đó chú trọng những sản phẩm mang tính lợi thế, các sản phẩm chủ lực, như: tôm đông lạnh, tôm sinh thái, bánh phồng tôm, cua biển, gạo hữu cơ, gỗ, chuối.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Các công ty ô tô Hàn Quốc đã xuất khẩu được 2.297.000 chiếc trên thị trường toàn cầu trong nửa đầu năm nay, tiến gần với mức 2.303.000 chiếc bán ra trong nửa đầu năm 2019. Đặc biệt, thị phần toàn cầu tăng 0,6% từ mức 7,4% trong nửa đầu năm 2019 lên 8% trong nửa đầu năm nay.
Không chỉ năm nay mà các năm trước, nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đều gặp những khó khăn nhất định dẫn đến việc ùn ứ, tắc nghẽn gây nhiều thiệt hại cho các chủ xe hàng. Chính vì vậy, trong bối cảnh kiểm soát dịch bệnh COVID-19 từ phía bạn ngày càng chặt cũng như những yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm đòi hỏi việc mua bán cần được chuyển mạnh sang chính ngạch để tạo thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu.
Các doanh nghiệp du lịch, vận tải hành khách, bất động sản... gần như đã "đóng băng" hoạt động, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cũng đang đứng trước tình cảnh tương tự. Nếu không có những giải pháp cấp bách hỗ trợ cho doanh nghiệp kịp thời thì việc phục hồi sau đại dịch là rất khó khăn.