Nhờ việc chú trọng vào công tác quản lý trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm khai sai mã hàng, trị giá hàng hóa, qua đó kiến nghị thu nộp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Điều này cho thấy, cơ quan hải quan đã không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, mà còn làm tốt việc quản lý hải quan, qua đó kịp thời truy thu tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Với các yếu tố như: tăng trưởng kinh tế; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng; cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu; diễn biến lãi suất… sẽ là những nhân tố được nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022 và cả năm 2022.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 6/2022 đạt 65,07 tỷ USD, tăng 2,4% (tương ứng tăng 1,53 tỷ USD) so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ về Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Trong khuôn khổ của Chương trình, doanh nghiệp (DN) tham gia sẽ được cơ quan Hải quan tạo thuận lợi, hỗ trợ, hướng dẫn miễn phí về các nội dung liên quan đến lĩnh vực áp dụng quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật hải quan...
Nghiên cứu này đánh giá những yếu tố tác động đến việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam bằng việc thực hiện hồi quy Probit với mẫu gồm 102 doanh nghiệp. Biến giải thích được đưa vào mô hình gồm: Lợi nhuận, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện, chi phí tài trợ bên ngoài, quy mô công ty và chính sách phòng ngừa rủi ro thay thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận cao, chi phí kiệt quệ tài chính lớn, quy mô lớn thì khả năng sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ sẽ cao hơn. Chi phí đại diện, chi phí tài trợ bên ngoài và chính sách phòng ngừa thay thế không mang ý nghĩa giải thích cho việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của doanh nghiệp.
6 tháng đầu năm 2022, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ 740 vụ vi phạm pháp luật hải quan, trị giá tang vật ước tính gần 27 tỷ đồng, giảm 20,85% số vụ và 20,10% về trị giá hàng hóa vi phạm so với cùng kỳ năm 2021.
Ngày 11/7/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nông Phi Quảng - Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) từ ngày 15/7/2022.
Nhờ đổi mới công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cộng với tăng cường đối thoại, tập huấn những chính sách mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn, 6 tháng đầu năm 2022, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã đạt kết quả thu ngân sách khả quan. Tính đến hết tháng 6, số thu ngân sách của đơn vị đạt 6.045 tỷ đồng, bằng 71,54% dự toán, tăng 53,77% so với cùng kỳ năm 2021.