Nỗi lo lớn dần khi ngành khai thác dầu thế giới đang dần thuộc về doanh nghiệp Trung Quốc, Nga

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Những người quản lý mới thường ưu tiên đến lợi nhuận ngắn hạn, vì vậy nhiều người lo sợ về rủi ro ô nhiễm bởi các doanh nghiệp này giờ đây không còn chịu chỉ trích từ cổ đông và cộng đồng quốc tế.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Hiện đang xuất hiện ngày một nhiều những lo lắng về việc những nỗ lực phi các bon hóa tại khu vực Trung Đông và châu Phi trong bối cảnh chuyển giao công nghệ hoàn toàn cần thiết để giảm hiệu ứng nhà kính, ngoài ra, phía các doanh nghiệp phương Tây cũng đang thoái vốn khá nhanh khỏi lĩnh vực này.

Theo Nikkei, những tài sản trong ngành năng lượng mà các công ty phương Tây thoái ra trong quá trình giảm các bon thường sau đó được thâu tóm bởi các doanh nghiệp nhà nước tại nhóm các nước sản xuất năng lượng cũng như doanh nghiệp Nga hay Trung Quốc. Những người quản lý mới thường ưu tiên đến lợi nhuận ngắn hạn, chính vì vậy nhiều người lo sợ về rủi ro ô nhiễm bởi các doanh nghiệp này giờ đây sẽ không còn chịu chỉ trích từ các cổ đông và cộng đồng quốc tế.

Tại thành phố cảng Barsa tại Iraq, không khí tại đây đầy khói và mùi lưu huỳnh từ các nhà máy lọc dầu. Một người dân nói: “Những người ở nơi khác đến đây thường bất ngờ với mức độ ô nhiễm, tuy nhiên chúng tôi đã quen rồi. Và chúng tôi cũng chẳng biết phải phàn nàn với ai”.

“Sự quan tâm của người dân địa phương với vấn đề môi trường khá thấp, ngay cả nếu họ có lo lắng, họ cũng chẳng dám nói bởi lo sợ mất việc”, một nhà nghiên cứu người Israel từng cảnh báo về tình trạng ô nhiễm tại thành phố Basra.

Tại các giếng dầu được vận hành bởi doanh nghiệp năng lượng Mỹ và châu Âu, khí đốt thừa thường được xử lý thành các sản phẩm phụ, điều này giúp giảm hiệu ứng nhà kính và giúp tăng cường lợi nhuận.

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 6/2021 đã quyết định cung cấp khoản vay 360 triệu USD nhằm giảm đi khí độc hại tại thành phố Barsa. 8 ngân hàng thương mại lớn của thế giới trong đó có bao gồm Bank of China, Citibank, Deustche Bank và Sumitomo Mitsui Financial Group cùng tham gia vào khoản vay này. Các khoản vay xanh, theo cách gọi của IFC, thường nhắm đến các mục tiêu phi các bon hóa trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, các quan chức tài chính tại khu vực Trung Đông đang hoài nghi về dòng tiền tư nhân vào các dự án liên quan đến nhiên liệu hóa thạch. Ngay cả các dự án nhằm giảm gánh nặng môi trường cũng bị coi như “xấu” bởi nó liên quan đến nhiên liệu hóa thạch. Những quỹ quản lý tài sản hưu trí và nhiều tổ chức khác đặc biệt quan tâm đến vấn đề này bởi họ đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm xã hội.

Nhiều doanh nghiệp dầu lớn đang đương đầu với áp lực tăng dần từ phía các cổ đông về việc phi các bon hóa. Hãng BP của Anh hoặc Exxon Mobil của Mỹ hiện đang cân nhắc việc rút khỏi hoạt động khai thác dầu ở Iraq.

Những công ty dầu nhà nước tại Trung Quốc, Nga và Trung Đông mua tài sản năng lượng của Mỹ và châu Âu đồng thời ủng hộ các biện pháp thân thiện với môi trường. Tuy nhiên áp lực lên các doanh nghiệp này từ phía các cổ đông, các tổ chức môi trường và chính phủ yếu hơn so với doanh nghiệp phương Tây.

Phần lớn doanh nghiệp dầu tại Trung Đông, ngoại trừ doanh nghiệp năng lượng nhà nước tại Saudi Arabia và Abu Dhabi hay UAE, thiếu các công cụ bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp phương Tây sở hữu.

Trong khi đó, việc lượng vốn lớn vào các doanh nghiệp cung cấp năng lượng thay thế, hydrogen và nhiều nguồn năng lượng khác đang tạo ra bong bóng đầu cơ. Việc quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường cũng hay bị lãng quên.