Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam và Nhật Bản
(Tài chính) Nhận lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã dẫn đầu đoàn cán bộ Bộ Tài chính sang thăm chính thức Nhật Bản và có buổi hội đàm với Bộ trưởng Aso.
Trong buổi hội đàm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã đánh giá cao vai trò của Nhật Bản với tư cách là nhà tài trợ vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết từ năm 1993 đến nay lên đến hơn 21 tỷ USD.
Hợp tác song phương giữa hai Bộ Tài chính phát triển mạnh và có hiệu quả trong các lĩnh vực hải quan, chứng khoán và trao đổi kinh nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Hợp tác trong lĩnh vực hải quan về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và viện trợ các trang thiết bị kỹ thuật giữa hai cơ quan hải quan thực sự quý báu.
Đặc biệt, việc triển khai thực hiện hệ thống thông quan điện tử tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS) là một biểu hiện sinh động cho sự hợp tác hết sức tốt đẹp giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Nhật Bản.
Ngay sau hội đàm, Bộ trưởng Tài chính hai nước chứng kiến lễ ký Thư hợp tác trao đổi giữa Chủ tịch Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thỏa thuận hợp tác này góp phần nâng cao năng lực về quản lý, giám sát và phát triển thị trường vốn Việt Nam.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đề cao vai trò dẫn dắt của Nhật Bản trong cơ chế hợp tác đa phương ASEAN+3, nhất là các hỗ trợ trực tiếp cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam thông qua Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản (JAFTA) trong lĩnh vực phát triển thị trường trái phiếu.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Tài chính Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực, phát triển nguồn cán bộ, phát triển thị trường cho Việt Nam.
Bộ trưởng đã mời Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso sang thăm Việt Nam và tham dự buổi lễ khánh thành vận hành chính thức hệ thống VNACCS/VCIS dự kiến vào tháng Tư tới.
Về phần mình, Bộ trưởng Taro Aso đã bày tỏ cảm ơn, sẽ xem xét và thu xếp thời gian sang thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng.
Nhân chuyến thăm này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã có buổi hội đàm với ông Shigeru Kiyama, Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Bộ trưởng đề nghị Nhật Bản cân nhắc tăng hạn mức vay ODA cho Việt Nam nói chung, đặc biệt là các khoản vay hỗ trợ ngân sách trực tiếp và nghiên cứu các đề xuất của Việt Nam về các vấn đề phí thu xếp và các hạn chế về ràng buộc xuất xứ nhà thầu hoặc có cơ chế phù hợp để giải quyết đối với các khoản vay ODA theo khung điều kiện Đối tác kinh tế đặc biệt (STEP).
Đáp lại, Phó Chủ tịch Kiyama bày tỏ vui mừng được tiếp đón Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và phái đoàn Bộ Tài chính Việt Nam đến trụ sở JICA. Ông Kiyama khẳng định JICA sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và hy vọng hai bên sẽ triển khai thành công các dự án chung trong tương lai.
Sau buổi hội đàm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và Phó Chủ tịch JICA Shigeru Kiyama đã chứng kiến Lễ ký hiệp định vay vốn theo hình thức hỗ trợ ngân sách cho Chương trình ứng phó với biến đổ khí hậu (SPRCC) và Chương trình tín dụng hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh (EMCC) với tổng trị giá vốn vay là 25 tỷ yen.
Đây là năm thứ 22 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam kể từ năm 1993 với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới hơn 2.078 tỷ yen (tương đương hơn 21 tỷ USD).
Qua 22 năm tiếp nhận ODA, nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng vào những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội.
Hợp tác song phương giữa hai Bộ Tài chính phát triển mạnh và có hiệu quả trong các lĩnh vực hải quan, chứng khoán và trao đổi kinh nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Hợp tác trong lĩnh vực hải quan về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và viện trợ các trang thiết bị kỹ thuật giữa hai cơ quan hải quan thực sự quý báu.
Đặc biệt, việc triển khai thực hiện hệ thống thông quan điện tử tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS) là một biểu hiện sinh động cho sự hợp tác hết sức tốt đẹp giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Nhật Bản.
Ngay sau hội đàm, Bộ trưởng Tài chính hai nước chứng kiến lễ ký Thư hợp tác trao đổi giữa Chủ tịch Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thỏa thuận hợp tác này góp phần nâng cao năng lực về quản lý, giám sát và phát triển thị trường vốn Việt Nam.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đề cao vai trò dẫn dắt của Nhật Bản trong cơ chế hợp tác đa phương ASEAN+3, nhất là các hỗ trợ trực tiếp cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam thông qua Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản (JAFTA) trong lĩnh vực phát triển thị trường trái phiếu.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Tài chính Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực, phát triển nguồn cán bộ, phát triển thị trường cho Việt Nam.
Bộ trưởng đã mời Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso sang thăm Việt Nam và tham dự buổi lễ khánh thành vận hành chính thức hệ thống VNACCS/VCIS dự kiến vào tháng Tư tới.
Về phần mình, Bộ trưởng Taro Aso đã bày tỏ cảm ơn, sẽ xem xét và thu xếp thời gian sang thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng.
Nhân chuyến thăm này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đã có buổi hội đàm với ông Shigeru Kiyama, Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Bộ trưởng đề nghị Nhật Bản cân nhắc tăng hạn mức vay ODA cho Việt Nam nói chung, đặc biệt là các khoản vay hỗ trợ ngân sách trực tiếp và nghiên cứu các đề xuất của Việt Nam về các vấn đề phí thu xếp và các hạn chế về ràng buộc xuất xứ nhà thầu hoặc có cơ chế phù hợp để giải quyết đối với các khoản vay ODA theo khung điều kiện Đối tác kinh tế đặc biệt (STEP).
Đáp lại, Phó Chủ tịch Kiyama bày tỏ vui mừng được tiếp đón Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và phái đoàn Bộ Tài chính Việt Nam đến trụ sở JICA. Ông Kiyama khẳng định JICA sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và hy vọng hai bên sẽ triển khai thành công các dự án chung trong tương lai.
Sau buổi hội đàm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và Phó Chủ tịch JICA Shigeru Kiyama đã chứng kiến Lễ ký hiệp định vay vốn theo hình thức hỗ trợ ngân sách cho Chương trình ứng phó với biến đổ khí hậu (SPRCC) và Chương trình tín dụng hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh (EMCC) với tổng trị giá vốn vay là 25 tỷ yen.
Đây là năm thứ 22 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam kể từ năm 1993 với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới hơn 2.078 tỷ yen (tương đương hơn 21 tỷ USD).
Qua 22 năm tiếp nhận ODA, nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng vào những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội.