Tăng cường tuân thủ và trách nhiệm môi trường ở mọi cấp độ
Nhằm thực hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc tăng cường tuân thủ và trách nhiệm môi trường ở mọi cấp độ, ngày 07/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022, là một bước đi đúng hướng khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thể hiện cam kết trách nhiệm với môi trường.
Ảnh hưởng của môi trường đối với Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và sự phát triển bền vững của đất nước. Thiên tai cũng là nguyên nhân gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường, cơ sở hạ tầng, cần nhiều thời gian và nguồn lực để phục hồi.
Ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu, sự phát triển thiếu bền vững của kinh tế - xã hội cũng làm gia tăng ô nhiễm môi trường, dẫn đến rủi ro thiên tai hoặc các thảm họa mới. Có thể chỉ ra một số ví dụ cụ thể như việc khai thác cát quá mức gây xói lở bờ sông, bờ biển; Hay như vấn đề khai thác rừng nguyên sinh, thảm thực vật bị suy giảm làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, tác dụng giữ nước của đất rừng kém, làm gia tăng lũ lụt, sạt lở đất ở khu vực trung du và miền núi…
Theo Global Forest Watch, từ năm 2002 đến năm 2021, Việt Nam đã mất hơn 718.000ha rừng nguyên sinh. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường do khai thác mỏ, ngành y tế, phương tiện giao thông và các lĩnh vực khác đã và đang gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho hàng nghìn người Việt Nam mỗi năm.
Ô nhiễm môi trường đang tạo ra những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và đe dọa sức khỏe cộng đồng do các hoạt động công nghiệp không bền vững. Những ảnh hưởng này có thể trở nên mặng nề hơn vào năm 2050, nếu không có các chính sách thích ứng và giảm thiểu phù hợp.
Từ những nguyên nhân đó, bên cạnh các chương trình cải thiện nền nông nghiệp và nền kinh tế xanh, cần phải có một chính sách nhằm hỗ trợ thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường các quy định và áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm về môi trường.
Các loại, hình thức và mức độ xử phạt
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 và thay thế các Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định xử phạt theo bốn loại chính: cảnh cáo, phạt tiền, xử phạt bổ sung và các biện pháp khôi phục dành cho mọi hình thức cá nhân, tổ chức bao gồm hộ kinh doanh và cộng đồng dân cư, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh.
Có 49 loại vi phạm bị áp dụng xử phạt, trong đó nổi bật là:
- Đăng ký môi trường và đánh giá tác động môi trường không phù hợp;
- Xả nước thải có chứa các yếu tố độc hại;
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và lâu dài;
- Tạo ra bụi và khí thải có chứa các vật liệu nguy hiểm;
- Phân loại, quy trình và xử lý chất thải rắn thông thường không đúng cách;
- Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đóng gói / tái chế sản phẩm và xử lý chất thải không đúng cách;
- Tác động có hại đến môi trường đối với ngành nông nghiệp
Mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Một điểm cần lưu ý, cùng một hành vi vi phạm, tổ chức bị phạt tiền cao gấp hai lần so với cá nhân. Các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm nhưng không giới hạn ở quyền sử dụng giấy phép môi trường và một số tài nguyên nhất định, đình chỉ hoạt động đến 24 tháng và tịch thu tài sản, sản phẩm của tổ chức gây ô nhiễm.
Bên cạnh hình thức phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung, các cá nhân, cơ sở còn có thể bị buộc thực hiện các hành vi khôi phục lại khu vực bị hư hỏng, phá hủy máy móc đạt tiêu chuẩn thấp hoặc di dời công trình. Các biện pháp này có thể được kết hợp với nhau, tùy theo mức độ vi phạm.
Doanh nghiệp nên điều chỉnh hoạt động để phù hợp với quy định mới
Bên cạnh các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh tế, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP tiếp tục khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc hạn chế bất kỳ hoạt động nào có khả năng làm suy thoái môi trường.
Các cơ sở kinh tế cần hết sức lưu ý đến hệ thống xử lý chất thải của mình và đảm bảo đăng ký mọi giấy phép theo quy định, tránh bị phạt nặng. Cần kiểm tra thường xuyên việc kiểm soát và xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải, đồng thời cần liên tục nâng cấp các công nghệ xử lý, đánh giá chất thải hiện tại; phân loại rác tại nguồn; Hàng hóa, nguyên liệu, hóa chất nhập khẩu phải được kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng gây hủy hoại môi trường trước khi nhập vào Việt Nam vì sẽ bị phạt rất nặng nếu gây ô nhiễm môi trường.
Các nhà đầu tư có thể tận dụng các quy định về xử lý chất thải để đầu tư vào các công nghệ quản lý chất thải, thoát nước, phân loại chất thải và đánh giá môi trường khi nhu cầu về các hệ thống đáp ứng các tiêu chuẩn bắt đầu có hiệu lực.
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP cho thấy quyết tâm của Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường trong khu vực bằng chiến lược phát triển bền vững môi trường ở mọi cấp độ, từ cá nhân đến các cơ sở kinh tế.