Tập đoàn Him Lam đang sở hữu những dự án nào?

Thanh Sơn

Tập đoàn Him Lam đã và đang làm chủ đầu tư hoặc hợp tác đầu tư và xây dựng trên 30 dự án. Trong đó, khoảng 50% số dự án đã hoàn thành, số còn lại đang được Tập đoàn này đang triển khai và sắp triển khai, với tổng quỹ đất khoảng 264 ha, tập trung ở các tỉnh thành phía Nam.

 Ông Dương Công Minh - chủ tịch tập đoàn Him Lam. Ảnh Internet
Ông Dương Công Minh - chủ tịch tập đoàn Him Lam. Ảnh Internet
Cũng như nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản, vốn nhiều là nền tảng và thế mạnh của Tập đoàn Him Lam. Bên cạnh những dự án lớn tại TP. Hồ Chí Minh, Him Lam đã vươn ra thực hiện nhiều dự án đô thị lớn trong phạm vi cả nước.
Thương hiệu Him Lam gắn liền với các dự án Khu đô thị và công viên công nghệ cao Him Lam tại Hà Nội, dự án Đường vành đai 4 đoạn từ Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đến Phùng (huyện Đan Phượng); Dự án Him Lam Tân Hưng với tổng vốn đầu tư 2,780 tỷ đồng, đã hoàn thành tháng 05/2008 và dự án Khu công viên Công nghệ thông tin Hà Nội tổng vốn 9,500 tỷ đồng; Dự án tại khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh được thiết kế hiện đại, quy mô hơn 57ha với gần 3000 căn hộ, hơn 1100 căn nhà, tổng mức đầu tư 6700 tỷ và 2 dự án khác là Him Lam Reverside ở Quận 7 và Him Lam Chợ lớn ở Quận 6.

Hiện tại, những dự án trên tiếp tục đang được Him Lam triển khai kinh doanh chính. Trong đó, Him Lam Chợ Lớn tại Quận 6 có quy mô hơn 4 ha, đây là khu chung cư cao tầng với hơn 1400 căn hộ; Him Lam Riverside tại Quận 7 gồm 3 tòa chung cư với hơn 314 căn hộ, tổng mức đầu tư 1563 tỷ.

Một trong số các dự án mang thương hiệu Him Lam đang là tâm điểm chú ý lớn nhất tại thị trường khu vực Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh là dự án Khu dân cư bán biệt lập cao cấp Him Lam Phú Đông.

Ngoài ra, tập đoàn này đang kinh doanh là Him Lam Phú An tại Quận 9, với quy mô 1,8 ha với tổng cộng hơn 1092 căn hộ và dự án The Hyco4 Tower do Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thủy Lợi 4A làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng đã bàn giao cho cư dân.

Những dự án mà Him Lam triển khai và đưa vào khai thác kinh doanh phần lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Ngược lại, dù có nhiều động thái trong việc thâu tóm quỹ đất lớn tại Hà Nội những năm gần đây, nhưng đến nay hầu hết các dự án mà Him Lam lên kế hoạch tại Hà Nội vẫn “im hơi lặng tiếng”. Chủ yếu hiện đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý đầu tư.

Chẳng hạn, Him Lam đã được Hà Nội phê duyệt dự án BT nút giao thông Long Biên với tổng mức đầu tư 2.874 tỷ, đổi lại công ty được tạo điều kiện khai thác quỹ đất 20 ha ở Dương Xá (Gia Lâm) và 320 ha đất tại các phường Long Biên và Cực Khôi thuộc quận Long Biên và 135 ha đất bãi sông Hồng.

Như vậy, tổng quỹ đất phát triển đô thị của Him Lam ở khu vực này khoảng 475 ha, gấp gần 2 lần tổng quỹ đất mà Him Lam đã và đang triển khai ở 30 dự án.

Năm 2016, Him Lam cũng đã khởi công 2 dự án khu du lịch – nghỉ dưỡng cao cấp có tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, quy mô 50ha tại đảo Hòn Dấu tại quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng.

Nhiều dự án bất động sản khác mà tập đoàn Him Lam cũng đã và có kế hoạch triển khai đầu tư tại Hà Nội. Trong đó phải kể tới trung tâm tài chính Him Lam trên phố Tôn Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội có diện tích 3.500m2, tuy nhiên, dự án này đã được Him Lam chuyển nhượng lại cho ThaiGroup.

Dự án Galaxy 2 hợp tác với TSQ Việt Nam triển khai đầu tư có quy mô 6,67ha nằm trên trục đường Lê Văn Lương kéo dài thuộc quận Hà Đông; Dự án khu đỗ xe, văn phòng, thương mại dịch vụ, nhà ở cho thuê tại phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) quy mô 24.188m2, với tổng mức đầu tư 5000 tỷ đồng;

Bên cạnh đó, một dự án bất động sản đáng chú ý khác của tập đoàn này ở Long Biên, đó là khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội tổng vốn 9.500 tỷ đồng; KCN Sài Đồng B quy mô 18ha với tổng vốn đầu tư 7000 tỷ đồng và khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái Long Biên quy mô 16ha, tổng mức đầu tư 2000 tỷ đồng.