Thị trường bán lẻ 2014: Cuộc chơi hấp dẫn
(Tài chính) Dù bị tụt khỏi Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới từ hai năm trước nhưng với con số 90 triệu dân, Việt Nam vẫn là địa chỉ rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Cụ thể, trong tháng 1 vừa qua, nhà bán lẻ Nhật Bản Aeon Mall đã đưa vào khai thác trung tâm mua sắm đầu tiên mang tên Aeon Mall Tân Phú Celadon tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, sau hai năm thâm nhập thị trường.
Tiếp đó, theo thông tin từ Lotte Mart (Hàn Quốc): Lotte Mall đang hoàn tất những khâu cuối cùng để khai trương sau khi mua lại và đổi tên Mipec Mall hồi tháng 7/2013. Đơn vị này cũng dự định phát triển tiếp khoảng 60 siêu thị và trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, Walmart cũng cho thấy những tín hiệu “rục rịch” gia nhập thị trường. Dù thông tin chưa chính thức nhưng thời điểm đầu tháng 1/2014, các đại diện của Walmart đã có mặt tại Việt Nam để tìm hiểu thị trường.
“Ông trùm” Thái Lan về hệ thống cửa hàng tiện dụng cũng chuẩn bị mở FamilyMart tại Việt Nam. Chuỗi siêu thị Big C của Pháp đã có trên 20 siêu thị tại Việt Nam, nhưng vẫn tiếp tục công cuộc phát triển hệ thống với việc vừa khai trương một điểm tại Phú Thọ và đang xây dựng một tổ hợp tại Quảng Ninh. Đại gia này còn mạnh bạo tuyên bố: “Không hạn chế điểm bán miễn là có mặt bằng.”
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng chẳng thua kém, liên tục mở mới các chuỗi siêu thị của mình. Ngay từ năm 2013, khi thị trường bất động sản vẫn chưa mấy thoát khỏi khó khăn thì phân khúc bán lẻ trong nước đã có những “trỗi dậy” rất mạnh mẽ. Ấn tượng nhất là sự ra nhập của hai trung tâm thương mại lớn của VinGroup: Vincom Mega Mall Royal City và Vincom Mega Mall Times City.
Ocean Retail thuộc Ocean Group đã mở rộng quy mô với việc ra đời 5 siêu thị bán lẻ Ocean Mart. Cũng theo doanh nghiệp này đến năm 2015 sẽ mở và vận hành 70 – 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc. Tiếp đó là hàng loạt các siêu thị điện máy, siêu thị bán lẻ mở cửa. Trần Anh đã mở thêm 7 siêu thị điện máy mới.
Và trong năm nay, một số doanh nghiệp mới đã hé lộ sẽ tham gia thị trường bán lẻ này như Tập đoàn Alphanam với chuỗi siêu thị 79 Mart. Hoặc phát triển và mở thêm chi nhánh như Vingroup tiến hành phát triển chuỗi VingKC trên toàn quốc; Saigon Co.op khai trương siêu thị thứ 2 tại quận Hoàng Mai.
Lý giải về việc thị trường bán lẻ có sự phát triển sôi động, nhiều chuyên gia cho rằng: Do đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng dần thay đổi thói quen mua sắm từ các quán hàng rong, chợ đến các trung tâm thương mại, mua sắm hiện đại. Khi thị trường có nhu cầu, ắt sẽ sinh ra nguồn cung. Còn theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, trong đó số liệu của Liên Hợp quốc, thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lâu dài do có dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ thành công trong lĩnh vực này, mà cần có những chiến lược hợp lý, thậm chí phải chấp nhận cả thất bại, sự đào thải để phát triển.
Tiếp đó, theo thông tin từ Lotte Mart (Hàn Quốc): Lotte Mall đang hoàn tất những khâu cuối cùng để khai trương sau khi mua lại và đổi tên Mipec Mall hồi tháng 7/2013. Đơn vị này cũng dự định phát triển tiếp khoảng 60 siêu thị và trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, Walmart cũng cho thấy những tín hiệu “rục rịch” gia nhập thị trường. Dù thông tin chưa chính thức nhưng thời điểm đầu tháng 1/2014, các đại diện của Walmart đã có mặt tại Việt Nam để tìm hiểu thị trường.
“Ông trùm” Thái Lan về hệ thống cửa hàng tiện dụng cũng chuẩn bị mở FamilyMart tại Việt Nam. Chuỗi siêu thị Big C của Pháp đã có trên 20 siêu thị tại Việt Nam, nhưng vẫn tiếp tục công cuộc phát triển hệ thống với việc vừa khai trương một điểm tại Phú Thọ và đang xây dựng một tổ hợp tại Quảng Ninh. Đại gia này còn mạnh bạo tuyên bố: “Không hạn chế điểm bán miễn là có mặt bằng.”
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng chẳng thua kém, liên tục mở mới các chuỗi siêu thị của mình. Ngay từ năm 2013, khi thị trường bất động sản vẫn chưa mấy thoát khỏi khó khăn thì phân khúc bán lẻ trong nước đã có những “trỗi dậy” rất mạnh mẽ. Ấn tượng nhất là sự ra nhập của hai trung tâm thương mại lớn của VinGroup: Vincom Mega Mall Royal City và Vincom Mega Mall Times City.
Ocean Retail thuộc Ocean Group đã mở rộng quy mô với việc ra đời 5 siêu thị bán lẻ Ocean Mart. Cũng theo doanh nghiệp này đến năm 2015 sẽ mở và vận hành 70 – 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc. Tiếp đó là hàng loạt các siêu thị điện máy, siêu thị bán lẻ mở cửa. Trần Anh đã mở thêm 7 siêu thị điện máy mới.
Và trong năm nay, một số doanh nghiệp mới đã hé lộ sẽ tham gia thị trường bán lẻ này như Tập đoàn Alphanam với chuỗi siêu thị 79 Mart. Hoặc phát triển và mở thêm chi nhánh như Vingroup tiến hành phát triển chuỗi VingKC trên toàn quốc; Saigon Co.op khai trương siêu thị thứ 2 tại quận Hoàng Mai.
Lý giải về việc thị trường bán lẻ có sự phát triển sôi động, nhiều chuyên gia cho rằng: Do đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng dần thay đổi thói quen mua sắm từ các quán hàng rong, chợ đến các trung tâm thương mại, mua sắm hiện đại. Khi thị trường có nhu cầu, ắt sẽ sinh ra nguồn cung. Còn theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, trong đó số liệu của Liên Hợp quốc, thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lâu dài do có dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ thành công trong lĩnh vực này, mà cần có những chiến lược hợp lý, thậm chí phải chấp nhận cả thất bại, sự đào thải để phát triển.
Cuối năm 2013, số nhà bán lẻ nước ngoài chiếm hơn 40% trong số 700 siêu thị tại Việt Nam. Đồng thời, 31 trong tổng số 125 trung tâm thương mại hiện tại có yếu tố đầu tư nước ngoài. Con số này cho thấy mức độ quan tâm và phát triển mạnh của các nhà bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Dự báo, đến 2020, tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội (Theo Bộ Công thương).
Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Dự báo, đến 2020, tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội (Theo Bộ Công thương).