Thị trường bán lẻ Việt - “Miếng bánh” béo bở
Theo Bảng xếp hạng FAST500 vừa được công bố, bán lẻ là một trong những ngành có tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở thị trường Việt Nam.
Trong giai đoạn 2013-2016, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ tại Việt Nam là 63,7%. Trong năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm trước đó.
Hãng tư vấn A.T. Kearney vừa xếp Việt Nam vào vị trí thứ 6 trong bảng đánh giá về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (Global Retail Development Index - GRDI) trong năm 2017. Đây là thước đo quan trọng về tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ thông qua kết quả khảo sát hiện trạng mở rộng lĩnh vực bán lẻ tại 30 quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Theo thông tin trên tờ ASEAN Today, trong vòng một năm qua, có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi mới quy mô lớn được mở tại Việt Nam, chủ yếu do các công ty, tập đoàn nước ngoài sở hữu.
Hiện có 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, 9.000 chợ truyền thống và khoảng 2,2 triệu nhà bán lẻ đang hoạt động trên thị trường Việt. Trong đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất bởi thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, vốn đầu tư không cao, khả năng thu hồi vốn lại nhanh, hãng A.T. Kearney đánh giá.
Thống kê của A.T. Kearney cho hay, với dân số hơn 90 triệu, Việt Nam hiện có trên 1,760 cửa hàng tiện lợi, trung bình có 1 cửa hàng trên 54.400 người dân. Trong khi đó, ở nước láng giềng Trung Quốc, cứ khoảng 24.900 dân lại có 1 cửa hàng. Còn con số ở Nhật Bản là 1 cửa hàng/2.300 người dân, ở Hàn Quốc là 1 cửa hàng/2.100 người dân. Do đó, hãng tư vấn này nhận định, thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Nhà đầu tư ngoại rót vốn khủng
A.T. Kearney đánh giá, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Trên thực tế, đã có rất nhiều “ông lớn” nước ngoài đã đầu tư hoặc đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Nhiều “ông lớn” ngoại, trong đó có Amazon, Alibaba, Zara, Lotte,… “đổ bộ” vào Việt Nam, tạo ra cuộc đua gay gắt trên thị trường bán lẻ.
Chuỗi Family Mart của Nhật Bản đã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam, và dự định mở thêm 700 cửa hàng nữa vào năm 2020. Một hãng bán lẻ đình đám khác từ Nhật Bản là 7-Eleven cũng đã “đổ bộ” vào Việt Nam vào tháng 6 năm ngoái với kế hoạch phát triển 100 cửa hàng trong vòng 3 năm và 1.000 cửa hàng trong vòng 1 thập kỷ tới.
Thương hiệu Lotte Mart của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch mở 60 cửa hàng tại Việt Nam đến năm 2020. Thêm vào đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc cũng đã bắt đầu “tấn công” thị trường Việt, với tham vọng mở 2.500 cửa hàng trên toàn quốc trong 10 năm tới.
Đáng chú ý, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon (Mỹ) đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam, khởi đầu cho sự gia nhập thị trường bằng chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việt Nam hiện là thị trường nhận thu hút nhiều đại gia thương mại điện tử nước ngoài. Trước Amazon, tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) cũng lấn sâu hơn vào Việt Nam với việc mua lại Lazada.
Bán lẻ nội địa lép vế
Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Trong tương lai, hoạt động của các DN bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.
Để cạnh tranh với các “ông lớn” ngoại trong cuộc đua cần sức bền này, các DN Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận dụng triệt để những lợi thế trên “sân nhà” như am hiểu tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người Việt.
Theo ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, không thể lơ là trong việc phát triển thị trường bán lẻ. Nhìn vào câu chuyện thị trường bán lẻ hiện đại sẽ thấy, các hệ thống siêu thị hiện đại của nước ngoài như Lotte, Aeon, MM Mega Market (Metro), BigC… đang dần chiếm ưu thế.
Ông Phú cũng cảnh báo, câu chuyện “lấn sân” này rất có thể diễn ra ở lĩnh vực bán lẻ qua mạng. Vì thế, chuyên gia này cho rằng, đợi sau khi nước ngoài chiếm phần lớn thị trường mới lo thì sẽ không kịp. Chính phủ cần tạo môi trường phát triển công bằng, lành mạnh cũng như kiểm soát các hoạt động, chất lượng hàng hóa trên mạng để người dùng yên tâm để thị trường phát triển mạnh hơn.
Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển thị trường thương mại điện tử vì đây là xu hướng tất yếu của cả thế giới, ông Vũ Vinh Phú lưu ý.
Hãng tư vấn A.T. Kearney vừa xếp Việt Nam vào vị trí thứ 6 trong bảng đánh giá về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (Global Retail Development Index - GRDI) trong năm 2017. Đây là thước đo quan trọng về tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ thông qua kết quả khảo sát hiện trạng mở rộng lĩnh vực bán lẻ tại 30 quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Theo thông tin trên tờ ASEAN Today, trong vòng một năm qua, có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi mới quy mô lớn được mở tại Việt Nam, chủ yếu do các công ty, tập đoàn nước ngoài sở hữu.
Hiện có 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, 9.000 chợ truyền thống và khoảng 2,2 triệu nhà bán lẻ đang hoạt động trên thị trường Việt. Trong đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất bởi thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, vốn đầu tư không cao, khả năng thu hồi vốn lại nhanh, hãng A.T. Kearney đánh giá.
Thống kê của A.T. Kearney cho hay, với dân số hơn 90 triệu, Việt Nam hiện có trên 1,760 cửa hàng tiện lợi, trung bình có 1 cửa hàng trên 54.400 người dân. Trong khi đó, ở nước láng giềng Trung Quốc, cứ khoảng 24.900 dân lại có 1 cửa hàng. Còn con số ở Nhật Bản là 1 cửa hàng/2.300 người dân, ở Hàn Quốc là 1 cửa hàng/2.100 người dân. Do đó, hãng tư vấn này nhận định, thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Nhà đầu tư ngoại rót vốn khủng
A.T. Kearney đánh giá, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Trên thực tế, đã có rất nhiều “ông lớn” nước ngoài đã đầu tư hoặc đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
Nhiều “ông lớn” ngoại, trong đó có Amazon, Alibaba, Zara, Lotte,… “đổ bộ” vào Việt Nam, tạo ra cuộc đua gay gắt trên thị trường bán lẻ.
Chuỗi Family Mart của Nhật Bản đã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam, và dự định mở thêm 700 cửa hàng nữa vào năm 2020. Một hãng bán lẻ đình đám khác từ Nhật Bản là 7-Eleven cũng đã “đổ bộ” vào Việt Nam vào tháng 6 năm ngoái với kế hoạch phát triển 100 cửa hàng trong vòng 3 năm và 1.000 cửa hàng trong vòng 1 thập kỷ tới.
Thương hiệu Lotte Mart của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch mở 60 cửa hàng tại Việt Nam đến năm 2020. Thêm vào đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc cũng đã bắt đầu “tấn công” thị trường Việt, với tham vọng mở 2.500 cửa hàng trên toàn quốc trong 10 năm tới.
Đáng chú ý, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon (Mỹ) đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam, khởi đầu cho sự gia nhập thị trường bằng chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việt Nam hiện là thị trường nhận thu hút nhiều đại gia thương mại điện tử nước ngoài. Trước Amazon, tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) cũng lấn sâu hơn vào Việt Nam với việc mua lại Lazada.
Bán lẻ nội địa lép vế
Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Trong tương lai, hoạt động của các DN bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.
Để cạnh tranh với các “ông lớn” ngoại trong cuộc đua cần sức bền này, các DN Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận dụng triệt để những lợi thế trên “sân nhà” như am hiểu tâm lý, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người Việt.
Theo ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, không thể lơ là trong việc phát triển thị trường bán lẻ. Nhìn vào câu chuyện thị trường bán lẻ hiện đại sẽ thấy, các hệ thống siêu thị hiện đại của nước ngoài như Lotte, Aeon, MM Mega Market (Metro), BigC… đang dần chiếm ưu thế.
Ông Phú cũng cảnh báo, câu chuyện “lấn sân” này rất có thể diễn ra ở lĩnh vực bán lẻ qua mạng. Vì thế, chuyên gia này cho rằng, đợi sau khi nước ngoài chiếm phần lớn thị trường mới lo thì sẽ không kịp. Chính phủ cần tạo môi trường phát triển công bằng, lành mạnh cũng như kiểm soát các hoạt động, chất lượng hàng hóa trên mạng để người dùng yên tâm để thị trường phát triển mạnh hơn.
Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển thị trường thương mại điện tử vì đây là xu hướng tất yếu của cả thế giới, ông Vũ Vinh Phú lưu ý.